Dương Ngọc Hân tổng hợp

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 144 - 145)

Lịch sử án tử hình trên thế giới

Á n tử hay còn gọi là án tử hình là hình phạt cao nhất được áp dụng với những người phạm các tội nghiêm trọng. Các tội này được xét theo quy định của từng quốc gia hay thể chế nhất định. Hình phạt này có lịch sử lâu đời và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.

Ở phương Đông, hình phạt tử hình đã xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ sơ khai đầu tiên. Điều luật cổ nhất có quy định về hình phạt tử hình ở phương Đông thời kỳ này là trong bộ luật Hammurapi và bộ luật Manu.

Bộ luật Hammurapi là bộ luật cổ nhất của người Babilon, được tạc vào thời vua Hammurapi (1792 - 1750 trước Công nguyên). Bộ luật được chép trên một phiến đá bazan cao hơn 2 mét và vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Trong 282 điều của bộ luật này có đến 30 trường hợp bị áp mức phạt xử tử. Hình thức thi hành án tử lúc này rất khắc nghiệt như đốt, dìm nước hay đóng cọc.

Bộ luật Manu là bộ luật của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I trước Công Nguyên. Bộ luật này thể hiện rõ tính giai cấp và sự khắc nghiệt. Luật này trừng phạt rất nặng các tội như trộm cắp, hiếp dâm, giết người.

290 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 291Những quy định tử hình ở phương Đông cổ đại hầu hết Những quy định tử hình ở phương Đông cổ đại hầu hết

mang nặng tính trấn áp, bảo thủ, khắc nghiệt. Trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt đáng quan tâm là pháp luật của các triều đại phong kiến Trung Quốc với những hình thức tử hình như: chém hay thắt cổ, chém bêu đầu và lăng trì; rất đáng sợ. Hình phạt tru di tam tộc, tru di cửu tộc là hình phạt cao nhất của luật pháp Trung Hoa thời phong kiến.

Ở các quốc gia phương Tây, bộ luật nổi tiếng và điển hình là bộ luật thời La Mã cổ đại. Bộ luật này chủ yếu bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp quý tộc. Đến thời kỳ phong kiến thì các quốc gia phương Tây vẫn duy trì tục “trả nợ máu”, nghĩa là giết người phải đền mạng. Pháp luật của thời kỳ này bảo vệ nghiêm ngặt cho chế độ phong kiến và áp án tử cho các thế lực chống đối. Hình thức tử hình ở phương Tây được áp dụng vào thời kỳ này như: hỏa thiêu, thắt cổ, đóng cọc...

Năm 1819, Hạ nghị viện Anh quy định 220 loại tội phạm. Việc thi hành án tử rất man rợ, như: cho xe cán, chặt tứ chi và đầu, mổ bụng moi lục phủ ngũ tạng... Án tử hình áp dụng rất khốc liệt vào thời kỳ này, thậm chí với một số tội như xâm phạm súc vật hay ăn cắp vài xu...

Ở Việt Nam cũng áp dụng các án tử hình cho các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng từ thời phong kiến. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam cũng có các mức phạt tử hình có tính răn đe tàn khốc như tru di tam tộc, tru di cửu tộc. Điển hình như vụ án Lệ Chi Viên (Tru di tam tộc đại công thần Nguyễn Trãi).

Hiện nay, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Nghị quyết 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đang dần hướng tới hạn chế án tử và xóa bỏ án tử trong tương lai.

Báo cáo của tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International), cho biết tính đến năm 2008, có 94 quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ án tử triệt để, 10 quốc gia chỉ giữ án tử cho các tội phạm đặc biệt như tội phạm chiến tranh. 35 quốc gia tuy vẫn còn giữ án tử trên luật nhưng đã không áp dụng án này trong suốt 10 năm qua.

Venezuela là quốc gia đầu tiên xóa bỏ hình phạt tử hình vào năm 1863.

Xu hướng quốc tế chung cho thấy các quốc gia ít thi hành án tử hơn và ngày càng tiến tới xóa bỏ án tử trong luật như một biểu hiện cho sự tôn trọng nhân quyền.

Tuy nhiên, cho đến nay nhiều quốc gia vẫn cho rằng án tử nên được duy trì để trừng phạt các tội nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hầu hết các án tử này chỉ áp dụng cho tội giết người và tội liên quan đến chiến tranh. Tuy nhiên ở các quốc gia như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ả Rập Saudi và Việt Nam, án tử còn áp dụng cho các tội như buôn lậu ma túy và tham nhũng.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)