Lê Thị Mỹ Nương:

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 106)

C. Bài bào chữa từ quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Hiệp

4. Lê Thị Mỹ Nương:

Nương vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 5/2005. Đến tháng 10/2008, Nương xin Hậu nghỉ việc, nhưng Hậu không giải quyết, Nương tiếp tục xin nghỉ việc, Trí không đồng ý, nhưng nói nếu muốn nghỉ việc phải nộp 50 triệu đồng. Nhưng sau đó Yến bớt chỉ thu một nửa số tiền là 25 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Việt là bạn của Nương đem nộp cho Yến 25 triệu đồng.

Nhưng Phan Cao Trí hoàn toàn phủ nhận lời khai buộc Nương phải nộp 50 triệu đồng. Còn Yến đã hoàn trả 25 triệu đồng cho Nương. Nương có đơn bãi nại. Chúng tôi nhận thấy, căn cứ vào Bản thỏa thuận nếu nhân viên tự ý nghỉ việc không có sự đồng ý của người quản lý thì phải bồi thường toàn bộ số tiền mà công ty đã bỏ ra đào tạo, trang phục, son phấn cho

nhân viên. Cho nên bị cáo Hậu là người quản lý không đồng ý cho Nương nghỉ việc nhưng Nương cương quyết nghỉ thì phải bồi thường số tiền đào tạo do hai bên đã cam kết thực hiện.

Bị cáo Phan Thị Yến hoàn toàn không thừa nhận cưỡng đoạt số tiền của Lê Thị Mỹ Nương. Bị cáo Yến chỉ thừa nhận bị cáo là người giữ số tiền 25 triệu đồng do Nương nộp nhưng sau đó Yến đã trả số tiền này lại cho Nương, và Nương có làm đơn bãi nại.

Chúng tôi nhận thấy với hành vi trên đây của bị cáo Hậu, bị cáo Yến là không cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” như án sơ thẩm đã quy kết. Riêng bị cáo Phan Cao Trí không thừa nhận tham gia việc này. Nên án sơ thẩm quy kết Trí phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” là không đúng.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)