Nguyễn Thị Thúy Hằng:

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 108 - 111)

C. Bài bào chữa từ quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Hiệp

9. Nguyễn Thị Thúy Hằng:

Hằng xin vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 9/2008. Sau khi học nghề khoảng 20 ngày thì Hằng đi làm việc. Hằng làm massage được vài ngày thấy công việc không phù hợp với mình nên Hằng muốn xin nghỉ việc. Hằng sợ nghỉ việc trước 6 tháng thì phải bồi thường cho công ty 24 triệu đồng như Bản cam kết đã ký nên Hằng nói dối với Hậu là gia đình điện thoại báo ông nội của Hằng chết, nên Hằng xin về phép chịu tang. Hậu nói về phép phải nộp 15 triệu đồng. Hằng điện thoại cho cha mẹ Hằng đem 15 triệu đồng lên nộp, sau đó Hằng về phép. Hậu đưa số tiền này cho Lê Thị Thanh

Nhanh (nhân viên lễ tân) nộp cho Yến, Yến đã trả số tiền này lại cho Hằng và Hằng đã có đơn bãi nại.

Về trường hợp của Nguyễn Thị Thúy Hằng nộp 15 triệu đồng để về phép trong khi chưa làm việc đủ 6 tháng. Chúng tôi nhận thấy đây là việc thực hiện bản thỏa thuận và cam kết mà hai bên đã ký kết. Hành vi của Phan Việt Hậu và Phan Thị Yến nhận tiền 15 triệu đồng sau đó trả lại cho Nguyễn Thị Thúy Hằng là không cấu thành tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” như án sơ thẩm đã quy kết.

Tóm lại, qua 9 trường hợp với chứng cứ mà chúng tôi vừa nêu trên, án sơ thẩm quy kết các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” theo Khoản 2, Điều 123 Bộ luật Hình Sự và tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo Khoản 2, Điều 135 Bộ luật Hình Sự là không đúng người không đúng tội và không đúng pháp luật. Các bị cáo kháng cáo kêu oan là có căn cứ. Kính đề nghị Hội Đồng Xét Xử chấp nhận kháng cáo kêu oan của các bị cáo.

Tại phiên tòa Phúc thẩm vị đại diện Viện Kiểm Sát cho rằng căn cứ lời khai nhận tội ban đầu của các bị cáo và đơn tố cáo của các nhân viên Tân Hoàng Phát là đủ căn cứ buộc tội các bị cáo phạm tội với 93 trường hợp của 93 người bị hại như Án sơ thẩm đã quy kết. Chúng tôi thấy lời kết luận của vị đại diện Viện Kiểm Sát nêu trên là không có căn cứ và không đúng pháp luật. Bởi lẽ:

Căn cứ Điều 72 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự quy định: “Lời nhận tội của bị can bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu

218 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 219

phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.”

Trong vụ án này các bị cáo có lời khai nhận tội lúc ban đầu (bị cáo khai là bị nhục hình, ép cung, mớm cung nên sợ phải nhận tội). Sau đó các bị cáo phản cung khai lại không nhận tội. Các bị cáo khai rằng lời khai phản cung mới là lời khai đúng sự thật. Chúng tôi thấy lời khai phản cung không nhận tội của các bị cáo phù hợp với lời khai của các nhân viên Công ty Tân Hoàng Phát và phù hợp với các chứng cứ khác có tại hồ sơ như chúng tôi đã trình bày phần trên. Cho nên kết luận của Viện Kiểm Sát dùng lời khai ban đầu của các bị cáo, mà không xem xét đến các lời khai khác của các bị cáo và các chứng cứ khác của vụ án, để quy kết tội cho các bị cáo, là không đúng pháp luật.

Về phần án sơ thẩm quy kết các bị cáo phạm tội với 93 trường hợp theo chúng tôi là không có căn cứ. Bởi vì, cáo trạng chỉ kết luận các bị cáo phạm tội với 9 trường hợp còn các trường hợp khác không đủ căn cứ để truy tố kết tội các bị cáo. Nhưng phần kết luận sau cùng của cáo trạng thì nêu các bị cáo bắt giữ người trái pháp luật chỉ có 1 trường hợp đó là nhân viên Trần Ngọc Tình và chiếm đoạt cưỡng đoạt tài sản của 9 nhân viên khác là Trần Ngọc Tình, Thạch Thị Lin Đa, Phạm Thị Út Nhì, Đặng Thị Huyền Trân, Lê Thị Mỹ Nương, Hà Thị Huyền, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Thị Huỳnh Nga, Nguyễn Thị Thúy Hằng.

Theo chúng tôi, căn cứ vào cáo trạng của Viện Kiểm Sát nêu trên, thì chỉ có đủ căn cứ xét xử trong 9 trường hợp mà cáo trạng đã nêu, để xem xét có đủ chứng cứ quy kết tội cho

các bị cáo hay không? Chứ không thể lấy 93 trường hợp như án sơ thẩm đã quy kết để xét xử quy kết tội cho các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường Và Phan Thị Yến phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” như kết luận của vị đại diện Viện Kiểm Sát và Tòa Án sơ thẩm đã tuyên xử là không căn cứ và không đúng pháp luật.

Kính thưa Hội Đồng Xét Xử,

Với những chứng cứ và quan điểm trình bày trên đây, Chúng tôi kính đề nghị Hội Đồng Xét Xử:

Căn cứ Điểm 1, 2, Điều 107; Điều 251 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự.

Chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo.

Tuyên xử: Hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến không phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” và đình chỉ vụ án đối với các bị cáo.

Căn cứ Khoản 1, Điều 227 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự.

Tuyên bố: Trả tự do cho bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường tại phiên tòa. Nếu họ không bị tam giam về một tội phạm khác.

Xin trân trọng cám ơn Hội Đồng Xét Xử!

So với bản án sơ thẩm, bản án chung thẩm Tòa Án Nhân Dân Tối Cao thành phố Hồ Chí Minh đã giảm án đặc biệt cho bị cáo Trí từ 12 năm tù giam xuống còn 5 năm, bị cáo Yến giảm từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm tù treo.

D. Hỏi – đáp

Dương Ngọc Hân: Trong một số trường hợp, luật sư nhận bào chữa cho các bị cáo không phải là người vô tội. Khi đó, luật sư tuân theo nguyên tắc nào để hành động? Nguyên tắc đó liệu có mâu thuẫn gì khi so với chuẩn mực đạo đức thông thường của xã hội?

Luật sư Nguyễn Đăng Trừng: Không phải một số trường hợp mà đa số trường hợp luật sư nhận bào chữa cho các bị cáo không phải là người vô tội.

Nhưng quyền bào chữa là quyền cơ bản của các bị cáo đã được luật pháp quy định. Các bị cáo có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa cho họ.

Nên bào chữa cho những bị cáo không phải là người vô tội là một việc bình thường đối với các luật sư không có gì trái với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 223Vụ án thứ tám: Vụ án thứ tám:

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)