Đặng Thị Huyền Trân:

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 105 - 106)

C. Bài bào chữa từ quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Hiệp

3. Đặng Thị Huyền Trân:

Trân làm việc tại cơ sở massage Kim Thu từ tháng 3/2007 đến tháng 8/2007, chưa hết thời hạn 6 tháng, ban đêm Trân leo cửa sổ bỏ trốn bị trượt chân té ngã (Không rõ lý do vì sao mà Trân leo cửa sổ bỏ trốn). Sáng hôm sau bị cáo Phan Quốc Cường cho nhân viên chở Trân đi khám bệnh và mua thuốc uống. Cường kỷ luật Trân bằng cách chuyển công việc cho làm dọn dẹp vệ sinh cơ sở. Sau đó, Cường đồng ý cho Trân nghỉ việc nhưng phải nộp 15 triệu đồng tiền đào tạo tay nghề theo bản cam kết mà hai bên đã ký kết. Cơ sở tính tiền lương của Trân còn lại 1.500.000 đồng nên Trân phải nộp thêm 13.500.000 đồng.

Do lúc ấy nhân viên đi nghỉ phép nhiều, nên Cường thỏa thuận với Trân, yêu cầu Trân làm việc dọn dẹp vệ sinh thêm 5 ngày nữa, chờ nhân viên nghỉ phép vào đủ rồi Trân về.

Trân đồng ý nên tiếp tục làm việc thêm 5 ngày nữa và sau đó ra về. Chứ Cường không có bắt giữ Trân 5 ngày như án sơ thẩm quy kết.

Chúng tôi thấy Trân làm việc chưa đủ 6 tháng mà tự ý bỏ trốn, sau đó xin nghỉ việc, nên công ty thực hiện bản thỏa thuận và cam kết buộc Trân phải trả lại số tiền 15 triệu đồng là tiền đào tạo tay nghề là đúng với thỏa thuận do hai bên đã ký kết. Còn việc Trân ở lại làm việc thêm 5 ngày nữa là do sự thỏa thuận giữa bị cáo Cường với Trân. Chứ không phải Cường bắt giữ Trân ở lại làm việc 5 ngày. Án sơ thẩm quy kết Cường phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo chúng tôi là không có căn cứ.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)