Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 30 - 32)

Câu hỏi đặt ra ở đây là Nguyễn Văn Mười Hai có phạm tội lừa đảo không? Tôi xin xác định với Quý Tòa là có. Nghĩa là tôi thừa nhận bị cáo đã phạm tội lừa đảo và dấu hiệu của tội lừa đảo là ở chỗ nào? Đó là ở chỗ Nguyễn Văn Mười Hai đã thực

hiện hành vi gian dối là lập 2 loại kế toán: Kế toán pháp lý và kế toán nội bộ.

Chính bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai đã khai nhận tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa Sơ thẩm và cả tại phiên tòa Phúc thẩm lần này là mình đã phạm tội lừa đảo.

Nhưng đối với hành vi lừa đảo của bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai, tôi đề nghị Quý Tòa xem xét bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai dưới mấy điểm cụ thể sau đây:

1. Không phải ngay từ đầu bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai đã có ý định gian dối. Hai đã có ý định gian dối.

Bởi vì nếu ngay từ đầu bị cáo có ý định gian dối thì bị cáo chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn mấy tháng rồi bỏ trốn như trường hợp Phạm Công Tước.

Còn ở đây bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai không phải bị cáo huy động vốn trong mấy tháng, nửa năm, một năm, hai năm, ba năm mà gần bốn năm trời.

2. Bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai đã bị lỗ nặng như bị cáo đã khai tại phiên tòa Sơ thẩm: đến ngày bị cáo đã khai tại phiên tòa Sơ thẩm: đến ngày 10/1/1990 lỗ 37 tỷ, là do bị cáo đã đánh giá thời cơ kinh tế không đúng.

Không ngờ đến tháng 9 năm 1989 do việc chống lạm phát có hiệu quả nhưng quá liều nên đồng bạc Việt Nam đã đứng giá một cách đột ngột, bị cáo không còn khả năng chi trả cho người gửi tiền vào Thanh Hương bằng phần trượt giá mà còn phải trả thực lãi.

62 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 63

Nhưng việc đánh giá thời cơ kinh tế, tài chính trong tình hình kinh tế của đất nước luôn có sự thay đổi theo kiểu “sớm nắng chiều mưa” như hiện nay thì không phải là dễ dàng.

Nếu đánh giá được thời cơ kinh tế tài chính tôi chắc rằng những đơn vị huy động vốn như Xí nghiệp Đông lạnh 1 đã không bị lỗ nặng và nay còn nợ 90 tỷ đồng và giám đốc Tổng Công ty xuất nhập khẩu Long An, ông Sáu Kiệu đã không phải tự tử vì nợ trên 215 tỷ đồng.

Cả tình hình tái lạm phát với tốc độ nhanh đang hoành hành trong những tháng gần đây cũng chẳng mấy ai dự đoán trước được.

3. Về việc Thanh Hương huy động vốn rất lớn nhưng đưa vào sản xuất rất ít, chỉ 8%. đưa vào sản xuất rất ít, chỉ 8%.

Kết luận trên đây của phiên tòa Sơ thẩm đã dựa vào những con số do Hội Đồng Giám Định cung cấp. Nhưng theo cách tôi tính để có những con số trên, Hội Đồng Giám Định đã thực hiện theo một phương pháp không đúng, không khách quan.

Bởi vì Hội Đồng Giám Định đã lấy 12 tỷ (số liệu pháp lý) so sánh với 153,3 tỷ đồng huy động vốn thật sự (số liệu nội bộ). Số liệu pháp lý là số liệu giả còn số liệu nội bộ là số liệu thật, đem so sánh số liệu giả với số liệu thật thì không thể nào có được một con số chính xác.

Lẽ ra phải đem so sánh 153,3 tỷ đồng vốn huy động thật sự (số liệu nội bộ) với 92 tỷ đồng số vốn đưa vào sản xuất thật sự (cũng là số liệu nội bộ) gồm 16 tỷ đồng chi phí nguyên vật liệu, 13 tỷ đồng thành phẩm, hàng hóa tồn kho các loại, 5 tỷ

đồng phương tiện sản xuất, mặt bằng nhà cửa phục vụ sản xuất kinh doanh và 58 tỷ đồng lãi cho dân. Chi phí trả lãi cho dân phải được hạch toán vào giá thành sản phẩm từng kỳ, từng đợt sản xuất cũng như chi phí quảng cáo, lương nhân viên, hành chánh phí, điện nước cũng phải được đưa vào giá thành sản phẩm.

Như thế huy động vốn là 153,3 tỷ đồng và đưa vào sản xuất là 92 tỷ dồng, tức là tỷ lệ vốn đưa vào sản xuất không phải 8% như kết luận của phiên tòa Sơ thẩm mà là 60,1%.

4. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của bị cáo

Cơ sở nước hoa Thanh Hương huy động vốn trong nhân dân là căn cứ theo Nghị Định 27/HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng, điều 17 của Nghị Định này đã quy định: “Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh vay vốn trong nhân dân bao gồm cả cán bộ, công nhân viên Nhà nước, lãi do hai bên thỏa thuận”.

Trong Bản Thông báo số 122/UB tự phê bình ngày 14 tháng 10 năm 1990, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã xác định “việc thiếu các quy chế về huy động vốn là một sơ hở của Nhà nước”.

Do đó ngày 21 tháng 9 năm 1988 Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã soạn thảo Quy chế về huy động vốn và quản lý về các hợp tác xã tín dụng.

Nhưng sở dĩ văn bản này không được ban hành là do có sự thỏa thuận giữa Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Ủy Ban

Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ có trách nhiệm ban hành quy định về cả hai vấn đề trên.

Nhưng đến ngày 19 tháng 10 năm 1988 Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chỉ ban hành Quyết định 07 (07/NH-QĐ) quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tín dụng ở đô thị mà không ban hành các quy định về vấn đề huy động vốn.

Tại Cơ quan điều tra, ở Bút lục số 104 của hồ sơ vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai đã khai “Qua năm 1989 tôi bị lỗ nhiều thấy mình như cỡi trên lưng cọp”.

Tôi thừa nhận rằng lúc đó Nguyễn Văn Mười Hai đã bắt đầu leo lên lưng cọp. Nhưng liệu tự một mình Nguyễn Văn Mười Hai có thể leo lên lưng cọp được không? Theo tôi là không.

Chính Ngân Hàng Nhà Nnước Việt Nam với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động huy động vốn đã đỡ Nguyễn Văn Mười Hai leo lên lưng cọp, chứ tự thân Nguyễn Văn Mười Hai không leo lên được.

Từ ngày Cơ sở nước hoa Thanh Hương được thành lập, ngày 20 tháng 1 năm 1989 đến ngày có Công văn số 10 ngày 18 tháng 10 năm 1990 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở nước hoa Thanh Hương chỉ mới huy động 16 tỷ đồng. Nghĩa là vào thời điểm này Nguyễn Văn Mười Hai còn có thể dừng lại được.

Nhưng tiếc rằng Công văn số 10 ngày 18 tháng 10 năm 1990 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã không

được các Cơ quan chức năng của Thành phố chấp hành, nên từ ngày 18 tháng 10 năm 1989 tức là ngày có Công văn số 10 đến ngày 10 tháng 3 năm 1990, ngày Nguyễn Văn Mười Hai bị bắt khoảng thời gian chỉ hơn 5 tháng nhưng số vốn huy động lại rất lớn, hơn 90 tỷ đồng.

Nghĩa là lúc này con cọp mà Nguyễn Văn Mười Hai đang cỡi, nó đang chạy lồng lên với tốc độ rất nhanh, bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai có muốn nhảy xuống cũng không nhảy xuống được.

Cho nên việc Nguyễn Văn Mười Hai ngày càng phải lao nhanh vào việc thực hiện tội lừa đảo với hậu quả nghiêm trọng như hiện nay, theo tôi phải có phần trách nhiệm của các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh đã không chấp hành Công văn số 10 nói trên.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)