II. Về thái độ khai báo của bị cáo Nguyễn Thương Cúc
Vụ án “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “ Cưỡng đoạt tài sản ”
luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản”
A. Bối cảnh vụ án
Bản kết luận điều tra ngày 8/12/2009 cho rằng 4 bị cáo gồm: Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến bị kết tột “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Theo đó 4 bị cáo này đã giam giữ và chiếm dụng tài sản của 26 nhân viên đang làm việc tại các cơ sở hành nghề massage của Công ty Tân Hoàng Phát – cơ sở kinh doanh do các bị cáo thành lập và quản lý.
Tuy nhiên cả 4 bị cáo đều kêu oan.
Vụ án được phát hiện và điều tra dựa trên các đơn thư tố cáo. Luật sư Nguyễn Đăng Trừng và luật sư Nguyễn Văn Hiệp nhận bào chữa cho các bị cáo trong vụ án này.
194 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 195
B. Bài bào chữa của
luật sư Nguyễn Đăng Trừng
Kính thưa Quý Tòa,
Phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phan Cao Trí và các bị cáo khác có kháng cáo đã mở ra 2 lần: Lần thứ nhất vào ngày 4 - 5/8/2011; Lần này từ ngày 8 - 12/12/2011.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án sơ thẩm, nghe các người bị hại, nhân chứng khai tại 2 phiên tòa, tôi thấy có mấy vấn đề nổi lên, đề nghị Quý Tòa xem xét cho bị cáo Phan Cao Trí bị tòa Sơ thẩm xét xử 2 tội: Bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản”.
Vấn đề thứ nhất:
Về mặt pháp lý và thực tế bị cáo Phan Cao Trí có phải là người đứng sau lưng Phan Việt Hậu để điều hành Công ty Tân Hoàng Phát không? Và Phan Cao Trí có phải là người làm chủ các cơ sở massage: Công ty Kim Thu, Công ty Hoàng Thành, Công ty Newstar, Công ty Hoàng Vân III không?
Theo tôi là không.
Tại sao như vậy: Bởi vì từ tháng 6/2008, Phan Cao Trí đã chuyển cho Phan Việt Hậu đứng tên làm người đại diện pháp luật, là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát, là người quản lý điều hành trực tiếp Công ty Tân Hoàng Phát, bị cáo Trí còn là một thành viên góp vốn.
Công ty Tân Hoàng Phát cũng như Công ty Kim Thu, Công
ty Hoàng Thành, Công ty Newstar, Công ty Hoàng Vân III đều thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo Luật Doanh nghiệp thì đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thì người quản lý điều hành là các giám đốc, các thành viên góp vốn không thể tham gia quản lý điều hành mà chỉ được hưởng kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ góp vốn mà thôi.
Chính vì không còn là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát nữa nên người ra bản cam kết không phải là Phan Cao Trí mà là Phan Việt Hậu, vì Hậu là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát, là người quản lý điều hành công ty mới có quyền làm việc này.
Tất cả 4 công ty còn lại đều có giám đốc riêng: Giám đốc Công ty Kim Thu – Phan Quốc Cường, Giám đốc Công ty Hoàng Thành – Ngô Minh Phương, giám đốc Công ty Newstar – Phan Hoàng Sang, Giám đốc Công ty Hoàng Vân III – Nguyễn Phước Thiện.
Chính bị cáo Phan Cao Trí không còn là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 6/2008 và không phải là giám đốc các công ty trên, nên Phan Cao Trí không thể xử lý kỷ luật ai và không có điều kiện để thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản.
Vấn đề thứ hai:
Thực tế khu nhà ở của các nhân viên massage có phải là một trại giam trá hình để bị cáo Phan Cao Trí thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép không?
Theo tôi hoàn toàn không phải. Trong phiên tòa ngày 4 - 5/8/2011, 2 nhân viên massage Đinh Thị Ngoan và Lê Thị Loan đã khai rất rõ mà vị đại diện Viện Kiểm Sát và Quý Tòa đều nghe: Các nhân viên ở đây không mất tự do; được tập thể dục; uống cà phê; ăn sáng; được đi tham quan, tiền do công ty bỏ ra, mỗi năm 1 lần; không ai bị nhốt vào chuồng chó; cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên. Thực tế thì ở đây cũng không có chuồng chó để nhốt người.
Các nhân viên massage được Quý Tòa thẩm vấn trong phiên tòa ngày 4 - 5/8/2011 đều khai rằng vợ chồng Phan Cao Trí không đánh đập, ép buộc, bắt giữ hoặc buộc họ phải nộp tiền thế chân khi về nghỉ phép, số tiền mà vợ Trí còn giữ là tiền lương tháng cuối cùng Tân Hoàng Phát chưa thanh toán do bị bắt.
Nếu khu nhà ở nhân viên massage là nơi có chuồng chó để nhốt người, là nhà giam trá hình để bắt giữ người trái phép, thì tại sao 2 nhân viên massage Ngoan và Loan làm việc cho Trí sau đó nghỉ về quê một thời gian quay trở lại làm việc cho bị cáo Trí. Chứng tỏ ở đây không có việc bắt giữ người trái phép.
Nếu ở đây có việc giữ người trái phép thì 2 nhân viên này đã nghỉ luôn chứ không quay trở lại.
Vấn đề thứ ba:
Cái gọi là tiền thế chân hay là tiền mà Viện Kiểm Sát và tòa Sơ thẩm cho là số tiền bị cưỡng đoạt thực chất là tiền gì?
Như bị cáo Trí đã khai tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm: Tiền đó là tiền dạy nghề massage, mua
đồng phục và mỹ phẩm trang điểm mà công ty ứng trước cho các nhân viên massage, nếu các nhân viên massage làm việc tại công ty không đủ 6 tháng thì phải trả lại cho công ty là công bằng và phù hợp.
Hiện nay một số nhân viên massage tiền lương tháng cuối công ty chưa trả cho họ vì lúc đó vụ án xảy ra, không có điều kiện trả lại, chứ không phải vợ chồng Trí chiếm đoạt.
Từ những nội dung tôi đã trình bày trên, tôi cho rằng có đủ cơ sở thực tế và pháp lý để xác định bị cáo Trí không phạm tội.
198 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 199