Bồi thường thiệt hại về đất hoặc chi phí đầu tư vào đất (Điều 75 đến Điều 81 LĐĐ) Bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh (Điều 88 đến Điều 92 LĐĐ).

Một phần của tài liệu Bài giảng luật đất đai (Trang 79 - 80)

- Bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh (Điều 88 đến Điều 92 LĐĐ).

5.1. Bồi thường thiệt hại về đất hoặc chi phí đầu tư vào đất

Thế nào là chi phí đầu tư vào đất, trong đó có bao gồm BTGPMB không? Trường hợp nào thì NSDĐ được bồi thường thiệt hại về đất, trường hợp nào thì bồi thường chi phí đầu tư vào đất.

 V/d: Ông A đang sử dụng đất ở. Nhà nước muốn thu hồi đất để giao cho Công ty B làm mặt bằng kinh doanh. Mặc dù theo Luật, Nhà nước có nghĩa vụ giải phóng mặt bằng bồi thường cho người bị thu hồi đất, sau đó mới giao cho công ty B. Tuy nhiên, Nhà nước cho phép công ty B có quyền ứng trước tiền BTGPMB cho Nhà nước, sau đó Nhà nước sẽ trả, dưới hình thức trừ vào tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất mà công ty B phải nộp, mức trừ tối đa không vượt quá tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Nếu như, còn dôi ra, thì tiền BTGPMB sẽ được tính vào vốn đầu tư dự án.  Chi phí đầu tư vào đất: Điều 3, khoản 2, Nghị định 47/2014: Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các

chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau: ………

 Điều 3, khoản 2, Nghị định 47/2014, không thể hiện tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

 Trong quy định của Điều 30, khoản 4, điểm b, Nghị định 47: Người được Nhà nước giao đất có

thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.

 Việc NSDĐ được bồi thường thiệt hại về đất hay chi phí đầu tư vào đất thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

o Thứ nhất, hình thức sử dụng đất: giao có thu tiền SDĐ hay giao không thu tiền SDĐ, thuêtrả một năm hay thuê trả một lần trả một năm hay thuê trả một lần

 Được giao đất có thu tiền SDĐ, hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê: bồi thường thiệt hại về đất. V/d: doanh nghiệp kinh doanh BĐS được nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, khi nhà nước thu hồi đất, nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại về đất.

 Được giao đất không thu tiền SDĐ (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 54, khoản 1, điểm a, Luật đất đai), hoặc thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất. V/d: trụ sở cơ quan nhà nước được nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ,

khi nhà nước thu hồi đất sẽ không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu có (v/d: chi phí gia cố mặt bằng…). o Thứ hai, trước đó họ có được miễn tiền SDĐ, tiền thuê đất hay không:

o Thứ ba, chủ thể SDĐ:

 Đ/v hộ gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp nguồn gốc do nhà nước giao hoặc nhận thừa kế QSDĐ, thì việc họ được bồi thường thiệt hại về đất hay chi phí đầu tư vào đất, thì còn phụ thuộc vào việc diện tích đất đó là nằm trong hạn mức hay vượt hạn mức.

 Trường hợp đất nông nghiệp sử dụng không hợp pháp trước ngày 1/7/2014, chỉ được bồi thường thiệt hại đ/v phần diện tích đất trong hạn mức.

 Đ/v hộ gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp nhận chuyển quyền SDĐ, trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, nếu việc chuyển quyền SDĐ này là hợp pháp thì nếu nhà nước thu hồi đất, nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất chuyển nhượng, còn nếu việc chuyển quyền SDĐ này là không hợp pháp, nếu nhà nước thu hồi đất, thì nhà nước sẽ chỉ bồi thường thiệt hại về đất cho phần diện tích đất trong hạn mức.

 Đ/v trường hợp nhận khoán đất của nông, lâm trường quốc doanh, thuê đất công ích của xã phường thị trấn, thì những người này không được xem là NSDĐ, nếu nhà nước thu hồi đất, thì nhà nước sẽ bồi thường chi phí đầu tư vào đất cho họ.

Phạm vi áp dụng:

Một phần của tài liệu Bài giảng luật đất đai (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w