Tạo ra nguồn cảm hứng, hứng thú cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường, để tạo

Một phần của tài liệu 06 05 2020 phuc LA0971 quan ly hoat dong day hoc mon SH THCS theo phat trien nang luc HS (Trang 92)

Bảng 2 .13 Thực hiện kế hoạch dạy môn Sinh học hướng PTNL học sinh

d) Tạo ra nguồn cảm hứng, hứng thú cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường, để tạo

trường, để tạo ra niềm tin vào sự thay đổi và tạo cảm hứng đổi mới cho giáo viên, nhân viên là điều hết sức quan trọng. Từ đó tuyên dương, khen thưởng những người tiêu biểu, có nhiều thành tích trong đổi mới, đi đầu trong các phong trào cải cách giáo dục.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Thực hiện theo 03 bước sau:

- Thứ nhất: các buổi tuyên truyền, thảo luận phải được chuẩn bị chu đáo. -Thứ hai: bản thân người CBQL nhà trường phải có ý thức trong dạy học phát triển NL.

- Thứ ba: lựa chọn những giáo viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ làm nòng cốt.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL và GV về dạy mônSinh học theo hướng PTNLhọc sinh Sinh học theo hướng PTNLhọc sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, NL và giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý thức phấn đấu trở thành giáo viên giỏi toàn diện về NL lẫn phẩm chất, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Nhà trường phải tạo được điều kiện về CSVC, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về dạy học hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Giáo viên hiểu và thành thạo trong các khâu lên lớp và thực hiện mục tiêu dạy học hướng phát triển NL học sinh.

Xác định chính xác mục tiêu dạy học hướng phát triển NL học sinh là điều đầu tiên mà mỗi nhà quản lý trường học cần bồi dưỡng cho giáo viên.

Khi có mục tiêu, việc tiếp đến là xây dựng nội dung dạy học và thực hiện các kế hoạch dạy học hướng phát triển năng lực học sinh, trên cơ sở mục tiêu dạy học, nội dung dạy học sẽ được xây dựng và thực hiện.

Hoạt động nghiên cứ bài học cho giáo viên là việc làm thường xuyên và liên tục. Giúp giáo viên nhận thức được vấn đề trên nền tảng “kiến thức, kỹ năng, thái độ”, giáo viên tiến hành từng khâu lên lớp nhằm đạt mục tiêu dạy học.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Triển khai chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục… từ đó người Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo cần phải chỉ rõ các yếu tố là nguồn lực, động lực thúc đẩy quá trình dạy học và quản lý dạy học, triển khai đồng bộ với các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đồng thời linh hoạt vào các điều kiện của từng địa phương có phương án phù hợp và hiệu quả.

Khuyến kích, động viên, và lựa chọn những giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất và điều kiện để cử đi học bậc cao hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập.

Chú trọng và yêu cầu giáo viên tích cực tham gia đầy đủ, nâng cao ý thức các lớp tập huấn, tham gia thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Cần triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ chuyên môn, các nhóm phải thường xuyên đóng góp ý kiến học tập lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao kiến thức phương pháp dạy học.

Phân công người giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy và quản lý dướng dẫn kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới ra trường và giáo viên còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Duy trì thường xuyên hoạt động dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc rút kinh nghiệm từ giờ dạy của giáo viên để tìm ra được phương pháp hay cho từng bài dạy.

CBQL và giáo viên nhà trường cần nâng cao nhận thức về bồi dưỡng, hàng năm hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ, lựa chọn những giáo viên có đủ điều kiện tham gia các lớp tập huấn của cơ quan cấp trên tổ chức.

Các tổ chuyên môn là bộ phận chủ chốt trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, với hai tuần một lần sinh hoạt chuyên môn, là điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ dạy học qua dự giờ, thăm lớp.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của quátrình dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh trình dạy môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh

3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đổi mới toàn diện mục tiêu các thành tố của dạy môn Sinh học theo hướng phát triển NL học sinh.

Định hướng tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho dọio ngũ giáo viên, tích cực tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.

Giáo viên nắm các khâu của dạy học phát triển NL.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng NL cho giáo viên xác định mục tiêu bài học hướng phát triển NL học sinh là khâu quan trọng, mục tiêu đúng thì có con đường đi thuận lợi.

Hình thành cho giáo viên cách thức tổ chức lớp học theo hướng PTNL, đưa các phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy, khai thác tối đa nguồn học liệu mở từ internet.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Tổ chức nghiên cứu chương trình, phương pháp dạy học… từ đó giáo viên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã được vạch sẵn.

Động viên, lựa chọn giáo viên có đủ khả năng và điều kiện cử đi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ, nhóm thường xuyên để qua đó bồi dưỡng giáo viên.

Phân công giáo viên nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lý kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới ra trường và giáo viên còn trẻ còn ít kinh nghiệm. Duy trì

thường xuyên dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc giờ dạy của giáo viên để tìm ra được phương pháp hay cho từng bài dạy.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL và giáo viên nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác này.

Hiệu trưởng tạo điều kiện về vật chất, tinh thần động viên giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, TBDH phục vụ cho giảng dạy và học tập. Nâng cao trách nhiệm sử dụng TBDH và bảo quản CSVC, thiết bị của giáo viên và học sinh.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Rà soát toàn bộ hiện trạng CSVC của trường hiện có, phân tích điểm mạnh, hạn chế của trường mình, tìm các nguồn lực tài chính để thực hiện mục tiêu đề ra.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tích cực hướng dẫn giáo viên sử dụng TBDH theo các chủ đề, chủ điểm.

Quản lý tốt việc bảo quản đồ dùng tránh hỏng, mất mát.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Tham mưu với cấp trên ban hành cơ chế chính sách phù hợp với địa phương. Tuyên truyền, phổ biến cho giáo viên, nhân viên về vai trò của TBDH. Tham mưu, đề xuất với cấp trên để xây dựng CSVC phù hợp với trường THCS, đảm bảo vệ sinh, đủ ánh sáng, bàn nghế đúng quy định phù hợp cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo năm học và sử dụng TBDH.

Bổ sung tài liệu cho thư viện, xây dựng nguồn tư liệu mở, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học.

Huy động các nguồn lực của phụ huynh HS và các cựu học sinh tham gia xây dựng CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy học theo hướng PTNL.

Tăng cường sử dụng tốt phần mềm sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến.

Bố trí đủ giáo viên, nhân viên làm công tác phụ trách thí nghiệm, thực hành. Tổ chức làm đồ dùng dạy học.

Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, bổ sung hàng năm đồ dùng dạy học.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có nhân viên phụ trách đồ dùng dạy học;

Giáo viên phụ trách phòng học bộ môn phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan bảo quản đồ dùng dạy học,

Phòng chức năng đảm bảo cho dạy học, khai thác thiết bị dạy học hiệu quả.

3.2.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện chính sách ưu tiên cho dạy học hướngPTNL học sinh PTNL học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Có cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động giảng dạy, học tập.

Đảm bảo đầy đủ CSVC, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục của nhà trường.

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC và các thiết bị dạy học đã có.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Rà soát toàn bộ nguồn lực tài chính hiện có trong nhà trường, bổ sung kế hoạch sử dụng ngân sách cho hợp lý, hướng ưu tiên cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.

Phân bổ nguồn ngân sách hợp lý, dành khoản khen thưởng, động viên cho những giáo viên có thành tích xuất sắc trong quản lý và dạy học.

Quản lý tốt nguồn ngân sách, không sử dụng vào nhiều hoạt động vụn vặt gây lãng phí.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Tham mưu, đề xuất với cấp trên để xây dựng CSVC phù hợp với trường THCS, đảm bảo vệ sinh, đủ ánh sáng, bàn nghế đúng quy định phù hợp cho học sinh.

Xây dựng nguồn tư liệu mở, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học. Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và các cựu học sinh tham gia xây dựng CSVC.

Tăng cường sử dụng phần mềm sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến.

Tổ chức CBQL, giáo viên bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học, bố trí đủ giáo viên làm công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, TN, thư viện có trình độ chuyên môn theo đúng chuyên ngành mình phụ trách.

Giáo viên phụ trách phòng học bộ môn phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học.

Phải có đủ các phòng học bộ môn, biết cách sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC, thiết bị một cách có hiệu quả.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề xuất chung một mục đích là nâng cao quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THCS nhằm PTNL học sinh. Biện pháp 1 có tính tiên quyết để thực hiện các biện pháp 2,3,4,5. Các biện pháp phải được Hiệu trưởng chỉ đạo đồng bộ, có kế hoạch chi tiết và từng giai đoạn khác nhau, xây dựng tầm nhìn chiến lược ngắn hạn, dài hạn nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện của nhà trường. Mỗi biện pháp có những cách thức thực hiện và tùy vào điều kiện thực tế của mỗi trường để có thể áp dụng một cách linh hoạt, không sử dụng riêng lẻ từng biện pháp mà chúng ta linh hoạt các biện pháp.

Sơ đồ 3.4 Mỗi quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp đề xuất pháp đề xuất

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Tiến hành khảo sát ý kiến dành cho CBQL và giáo viên trường. Tổng số khảo sát 150 người. Trong đó: CBQL : 33 người, giáo viên: 117 người. Phiếu đánh giá có 3 mức độ: Rất cần thiết; cần thiết; không cần thiết: có điểm tương ứng là: 3 điểm; 2 điểm; 1 điểm; tính khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi; khả thi; không khả thi: có điểm tương ứng là: 3 điểm; 2 điểm; 1 điểm.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

* Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.26. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao quản lý dạy học môn Sinh học hướng PTNL học sinh

Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá

Thứ bậ Rất cần Cần thiết Khôn g

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học

môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh

135 15 0 435 2,90 1

Biện pháp 2: Tổ chức bồi cho CBQL và giáo viên về

dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh 125 25 0 425 2,83 2 Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của

quá trình Tổ chức bồi dưỡng môn Sinh học theo hướng

PTNL học sinh 84 66 0 384

2,5

6 5

Biện pháp 4: Tăng cường CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu Tổ chức bồi dưỡng môn Sinh học theo hướng

PTNL học sinh 115 35 0 415

2,7

7 3

Biện pháp 5: Hoàn thiện chính sách ưu tiên cho dạy học

theo hướng PTNL học sinh 104 46 0 404 2,69 4

Trung bình chung các 2,7 B P 1 B P 2 B P 3 B P 5 B P 4

5

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.9 2.83 2.56 2.77 2.69

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Qua khảo nghiệm, ta thấy, tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết với mức với =2,75. trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo của các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Trong đó biện pháp 1: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh” có tính cần thiết nhất với =2,90. Biện pháp 5: “Hoàn thiện chính sách ưu tiên cho dạy học theo hướng PTNL học sinh” xếp cuối cùng với mức điểm với =2,69.

* Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.27. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao quản lý dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh

Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Thứ

bậc Rất khả Kh Không khả thi

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh

127 23 0 427 2,85 1 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho CBQL và giáo viên về dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh

112 38 0 412 2,75 3 Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của

quá trình Tổ chức bồi dưỡng môn Sinh học theo hướng

PTNL học sinh 75 75 0

37 5

2,5

0 5

Biện pháp 4: Tăng cường CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu Tổ chức bồi dưỡng môn Sinh học theo hướng

PTNL học sinh 115 35 0

41 5

2,7

Biện pháp 5: Hoàn thiện chính sách ưu tiên cho dạy học

theo hướng PTNL học sinh 99 51 0

39 9 2,6 6 4 Trung bình chung các 2,7 1

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.85 2.75 2.5 2.77 2.66

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Qua khảo nghiệm tính khả thi, ta thấy, tất cả các ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên là khả thi ở các trường THCS huyện Việt Yên, Bắc Giang. Trong đó biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh có tính khả thi nhất nhất với =2,85. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của quá trình dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL học sinh với =2,50 xếp cuối cùng. Kết quả khảo nghiệm nêu trên chỉ là những đánh giá dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cần có thời gian áp dụng các biện pháp vào thực tiễn nhằm cải tiến những biện pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Sinh học theo hướng

Một phần của tài liệu 06 05 2020 phuc LA0971 quan ly hoat dong day hoc mon SH THCS theo phat trien nang luc HS (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w