Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 108 - 110)

- Phân loại theo tính chất sở hữu

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình tuyển dụng theo hướng chuyên nghiệp và hoàn chỉnh hơn. Khi tuyển dụng, ngân hàng cần xem xét nhu cầu tuyển dụng cụ thể đối với từng vị trí và hoạch định kỹ nội dung trong từng công việc, đồng thời

100

cần tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình tuyển dụng để thu hút nhiều ứng viên tiềm năng tham gia. Công tác tuyển dụng phải được thực hiện nghiêm túc và đảm bảo chất lượng.

Nâng cao chất lượng đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng. Trong đó, chú trọng đào tạo cả về chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng đội ngũ bán hàng có phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ.

- Nâng cao chất lượng, chuyên môn hóa đối với cán bộ trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ về trình độ nghiệp vụ cũng như nhận thức về tầm quan trọng của mảng hoạt động này thông qua việc tổ chức các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, bài bản về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, quy trình tác nghiệp cho cán bộ nhân viên, đặc biệt đối với các sản phẩm có tính đặc thù, chiến lược theo kế hoạch kinh doanh của Techcombank. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các bộ phận sale bán lẻ trục dọc từ Hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch. Theo đó, các cán bộ có thể trao đổi về những cải tiến, đặc tính mới của sản phẩm, những vướng mắc trong các quy trình thực hiện, những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai sản phẩm, đặc biệt là sự chia sẻ kinh nghiệm bán hàng của các nhân viên xuất sắc.

- Nâng cao chất lượng giao dịch với khách hàng: cùng với việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cần quán triệt thực hiện bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng, thực hiện đúng các quy chuẩn về trang phục, khu vực làm việc, về thực hiện nhiệm vụ và về giờ giấc, đặc biệt là việc đổi mới tác phong giao dịch, thái độ phục vụ: luôn niềm nở, thân thiện, thể hiện sự văn minh lịch sự, tác phong phục vụ khách hàng nhanh chóng và chính xác, đồng thời khi ứng xử với thắc mắc, than phiền của khách hàng cần phải bình tĩnh, kịp thời và có trách nhiệm nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về chất lượng dịch vụ của Techcombank.

Hoàn thiện chính sách quản lý nhân lực:

- Tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ để có phương án sắp xếp bố trí trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời kỳ và phải đảm bảo sử dụng

101

“đúng người đúng việc” phù hợp với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên. Việc bố trí, sắp xếp này phải xuất phát từ đòi hỏi của công việc chứ không xuất phát từ ý định chủ quan của người quản lý nhằm tránh tình trạng tràn lan không có hiệu quả và lãng phí nguồn lực.

- Chuẩn bị các điều kiện để áp dụng phương pháp đánh giá cán bộ thông qua hệ thống thẻ điểm cân bằng (KPI) của ngân hàng. Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý lao động theo các mục tiêu thông qua hệ thống đánh giá năng lực và kết quả công việc để từ đó có cơ chế sắp xếp lao động, xác định thu nhập (cơ chế trả lương kinh doanh nội bộ, chế độ đãi ngộ) theo nguyên tắc trả lương theo lao động, thưởng phạt công bằng và minh bạch.

- Xây dựng hệ thống chính sách quản trị nguồn nhân lực mang đậm tính nhân bản, đề cao giá trị và sự đóng góp của mỗi cá nhân, khuyến khích nhân viên làm việc như các chương trình thi đua doanh số sản phẩm bán lẻ, các phong trào phát huy tinh thần sáng tạo của nhân viên. Hay chế độ đề bạt, thăng chức phù hợp, minh bạch và các chính sách quan tâm đến nhân viên như bảo hiểm, nghỉ mát, trợ cấp,…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)