Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 122 - 125)

- Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đạ

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Trên cơ sở hành lang pháp luật chung, Ngân hàng nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển. Ngân hàng nhà nước phải ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật với nội dung đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu. Các văn bản phải vừa mang tính nhất quán trong chính sách, vừa phải bao quát được toàn bộ phạm vi hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cũng cần sớm nghiên cứu để triển khai hoạt động quản lý tập trung lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân tại các ngân hàng khác nhau, tạo thành kênh thông tin cho các NHTM trong việc cho vay và kiểm soát các khách hàng thể nhân.

Ngân hàng nhà nước cần có những hoạch định chiến lược chung cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ v, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của Ngân hàng nhà nước sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp lãng phí. Cụ thể, Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại phát triển; đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan

114

đến vấn đề này; hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng – hệ thống thanh toán nòng cốt của nền kinh tế trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển hiện nay; phát triển thị trường thẻ, phối hợp với cơ quan truyền thông báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư.

Ngân hàng nhà nước với vai trò là cơ quan điều phối các hoạt động của các thành viên nên có sự hỗ trợ cần thiết bằng các hình thức tranh thủ hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận có liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng nhưng Ngân hàng nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM để tránh làm mất đi thế chủ động trong kinh doanh của các NHTM trong điều kiện hội nhập.

115

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Định hướng chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam nằm trong định hướng phát triển chung của Techcombank đến năm 2020 sẽ trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam chính là động lực để Ngân hàng tập trung mọi nguồn lực, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, xác lập vị thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng nội địa. Muốn đạt được kết quả cao trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Techcombank, trong điều kiện hiện nay, Techcombank cần có những giải pháp thích hợp để phát triển những dịch vụ bán lẻ một cách khoa học và hiệu quả.

Căn cứ vào những hạn chế đã được phân tích tại chương 2, tác giả đã đề xuất năm nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Techcombank, bao gồm: Giải pháp về mặt công nghệ; Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý; Hoàn thiện chính sách Marketing; Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Tăng cường phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là những giải pháp được đưa ra trong tương quan nghiên cứu những ưu điểm, lợi thế hiện có cũng như tiềm năng phát triển của Techcombank trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, dựa trên cơ sở những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Techcombank.

Đồng thời với việc đề ra các nhóm giải pháp, tác giả cũng đưa ra kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước, với bản thân Techcombank tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng được phát triển thuận lợi.

Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Techcombank một cách hài hòa hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của Techcombank trong giai đoạn hội nhập.

116

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)