Bài học kinh nghiệm cho Techcombank

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 37 - 40)

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu của Techcombank trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng cá nhân và giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Để có một hướng đi tốt cho Techcombank trong giai đoạn mới, việc học hỏi kinh nghiệm từ các NHTM là điều hết sức cần thiết. Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các nước ở trên đã mang lại bài học kinh nghiệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho Techcombank đó là:

- Phải có chiến lược dài hạn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và vận dụng linh hoạt chiến lược trong từng trường hợp cụ thể: Cần phân tích rõ thị trường và khả năng cạnh tranh để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược cần mang tầm dài hạn, và xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của chiến lược. Cần phải xác định rõ phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu để có chiến lược cạnh tranh hợp lý cho từng phân khúc thị trường.

- Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần xuất phát từ nhu cầu khách hàng: Chỉ khi ngân hàng nắm bắt được nhu cầu khách hàng mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ phù hợp và được khách hàng đón nhận, khi đó mới có thể phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chính sách chăm sóc khách hàng rất quan trọng và

29

ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Việc chăm sóc khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.

- Coi trọng công tác quảng bá thương hiệu, quảng cáo dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Techcombank cần phải thực hiện việc quảng bá thương hiệu bài bản thường xuyên và mang tính hệ thống để quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu. Tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật và năng lực và uy tín ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Phát triển mạnh mạng lưới kênh giao dịch, mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài: Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài phải tuân thủ một lộ trình nghiêm ngặt, việc thâm nhập dần vào thị trường mới là chiến lược phát triển an toàn giúp Techcombank am hiểu một cách đầy đủ về thị trường để có chiến lược mở rộng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách hiệu quả.

- Công tác tập huấn đào tạo cán bộ đặc biệt quan trọng vì đây chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công cho ngân hàng: Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục vụ khách hàng, quán triệt cho nhân viên biết được tầm quan trọng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao (nhận thức, tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong giao dịch, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp), ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động ngân hàng bán lẻ, tối đa hóa giá trị nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

30

- Đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ: Đầu tư mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập. Tận dụng những thành tựu công nghệ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng, giảm chi phí quản lý và giao dịch, đồng thời có biện pháp kỹ thuật để chủ động phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tốt. Cần sớm triển khai dịch vụ E – banking, triển khai đội ngũ tư vấn tài chính trung tâm chăm sóc khách hàng 24/24h để tiếp cận, tư vấn các sản phẩm tài chính là hết sức cần thiết để rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng.

31

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)