31 Đánh giá quá trình thựchiện công việc

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức trường hợp nghiên cứu tại các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai (Trang 28 - 29)

Là việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của NLĐ trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với NLĐ (Nguyễn Vân Điềm - Nguyễn Ngọc Quân, 2011)

Để đánh giá thực hiện công việc, cần thiết phải lập một hệ thống đánh giá với ba yếu tố cơ bản sau:

- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn; thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực

- Trình tự thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc Xem xét hoặc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc

Người đánh giá sử dụng các phương pháp đánh giá để đo lường thực hiện công việc

Kết quả đánh giá được thảo luận với người lao động, được cung cấp tới bộ phận quản lý, được lưu giữ trong hồ sơ nhân viên, làm cơ sở ra quyết định nhân sự nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của NLĐ

Thực tế thực hiện công việc

Quyết định nhân sự

Đánh giá thực hiện công việc

Đo lường thực hiện công việc

Tiêu chuẩn thực hiện công việc

Thông tin phản hồi

Hồ sơ nhân viên

Hình 1 4 Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống đánh giá và các mục tiêu

- Phương pháp đánh giá thực hiện công việc: Bao gồm các phương pháp sau: phương pháp thang đo đánh giá đồ họa; phương pháp danh mục kiểm tra; phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng; phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi; phương pháp so sánh; phương pháp bản tường thuật; phương pháp “quản lý bằng mục tiêu”

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức trường hợp nghiên cứu tại các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai (Trang 28 - 29)