Ngành công nghiệp sản xuất gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3 500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250 000 – 300 000 lao động Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao động thường xuyên được đào tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ Mặc dù số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao động chưa được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp Bên cạnh đó, sự phân công lao động chưa hợp lý, giảm sát, quản lý vẫn còn thiếu hiệu quả đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay Năng suất lao động trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines, 40% năng suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên minh Châu Âu (EU) Với hiện trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng chế biến gỗ
NNL làm việc trong ngành Ở miền Bắc ngày một giảm nhưng lại tăng dần ở miền Nam Số Lao động trung bình trong một DN ở miền Nam cao gấp 2,5 lần so với DN miền Bắc Điều này dẫn đến sự tập trung và chuyên môn hóa ngành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu ở Miền Nam
Mức lương trung bình của NNL ngành công nghiệp chế biến gỗ đạt khoảng 6 đến 7 triệu đồng/người/tháng năm 2018 Tuy nhiên, công nhân sản xuất trực tiếp là lao động phổ thông thì mức tiền công, tiền lương nhận được hàng tháng thấp hơn
Thêm vào đó, hầu hết số lao động phổ thông này không tham gia đóng bảo hiểm y tế, ký hợp đồng lao động ngắn hạn Chế độ trả công cho NNL ngành gỗ chưa thật sự thu hút được NNL có trình độ cao tham gia vào ngành
Tại các DN công nghiệp chế biến gỗ, người lao động không thực sự gắn bó với DN do có rất nhiều nguyên nhân: các chế độ đãi ngộ thấp như lương thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo sức khỏe, các chế độ thăm khám và chữa bệnh không được quan tâm… Do đó, người lao động coi như có một chỗ trú chân, một trạm dừng để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bản thân để tìm kiếm một cơ hội khác trong tương lai Điều này cũng không thể trách họ vì họ có quyền lựa chọn nơi làm việc và các chế độ tốt nhất cho nghề nghiệp và cuộc sống khi có cơ hội
Công tác tuyển dụng NNL gặp nhiều khó khăn hơn mỗi khi vào vụ sản xuất Đặc trưng sản xuất của ngành mang tính mùa vụ, khi tiến độ sản xuất yêu cầu tăng cao cũng là khi nhu cầu tuyển dụng của các DN này đồng thời diễn ra Đây chính là điểm bất lợi đối với hoạt động sản xuất của các DN này Với các DN có quy mô nhỏ, hiện tượng NNL rời đi hàng năm khi mùa vụ kết thúc, đến mùa vụ sản xuất các DN lại lâm vào tình trạng phải vất vả tuyển dụng NNL mới Điều này diễn ra liên tục hàng năm nhưng hầu hết các DN ngoài nhà nước đều có tình trạng đó nhưng thiếu biện pháp cải thiện tình hình NNL nhàn rỗi trong nông nghiệp chuyển thành lao động phổ thông trong công nghiệp dẫn đến cơ cấu lao động thay đổi tạm thời, tư tưởng người lao động cũng không ổn định để chú tâm đầu tư cho đào tạo nghề thật sự nghiêm túc Mặc dù gần 80% NNL được đào tạo lại ngay sau khi vào DN nhưng hầu hết là học tập theo chỉ dẫn, một hình thức đào tạo trong công việc Người vào nghề trước, người thạo nghề chỉ bảo, hướng dẫn, kèm cặp cho người vào nghề sau
Tại các DN Nhà nước và các DN tư nhân có quy mô vừa và lớn, công nhân có cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc, còn các DN tư nhân, công ty TNHH có quy mô nhỏ thường không quan tâm đến cấp bậc của công nhân SX và không phân loại NNL trực tiếp theo cấp bậc công nhân hay cấp bậc công việc Có những DN tổ chức một cách bài bản và lấy đó là mục tiêu nâng cao chất lượng NNL cho DN (tập đoàn Trường Thành-TTF), có những DN gửi NNL đi tập huấn tay nghề
do Hiệp hội gỗ và Lâm sản tổ chức hàng năm, học tại các trung tâm đào tạo nghề do địa phương tổ chức các lớp học ngắn hạn
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng cho người đi học các lớp do các đơn vị này tổ chức Phần vì ảnh hưởng thời gian làm việc tại DN, phần vì hiệu quả sau khi tham gia các lớp này đối với NNL không cao Do đó, các lớp này không thực sự thu hút được toàn bộ NNL trong các DN công nghiệp chế biến gỗ Các DN trong ngành không mấy mặn mà với hình thức tập huấn nghề đó, bản thân người lao động thấy đó chỉ là một hình thức tăng thêm kỹ năng về mặt XH Còn về việc nâng cao tay nghề, thực chất các các hình thức học và đào tạo thiết thực tại DN có hiệu quả hơn
Chất lượng NNL của các DN chế biến gỗ qua chuyên môn nghề nghiệp là yếu tố then chốt, tuy nhiên NNL được đào tạo chuyên môn chủ yếu trong thời gian ngắn và chương trình ngắn hạn Tập huấn ngắn hạn không đủ trang bị kiến thức, kỹ năng nghề đầy đủ và bài bản Điều này khiến cho trình độ NNL trong các DN chế biến gỗ VN chưa có dấu hiệu được cải thiện ngang tầm với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ ngày nay
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày một cách tổng quan cô đọng nhất về cơ sở lý luận chung về nhân lực, nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực gồm các khái niệm, vai trò, chức năng, quản trị nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực Ba nhóm chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực là thu hút nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, duy trì nguồn nhân lực với việc nêu bật ý nghĩa của việc thực hiện các chức năng này như thế nào đối với tổ chức, những nội dung quy trình mà doanh nghiệp phải áp dụng trong công tác quản trị nguồn nhân lực để đánh giá và tìm ra giải pháp thực hiện cho doanh nghiệp
- Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực: yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong
- Các chỉ số KPI đánh giá tập trung vào 3 chức năng của QTNNL - Một số đặc điểm nguồn nhân lực của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam
Những nội dung trình bày trong chương 1, là cơ sở lý luận để tác giả phân tích thực trạng công tác QTNNL tại công ty TNHH Mai Tiến Phát ở chương 2 và đề xuất các giải pháp ở chương 3
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MAI TIẾN PHÁT GIAI ĐOẠN 2018-2020
2 1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Mai Tiến Phát2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển