6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thực tiễn áp dụng quy định về bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ
Với những nỗ lực và biện pháp để bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho lao động chưa thành niên nên đã giải quyết được một số hạn chế của các quy định trước đó. Song trên thực tế, tình trạng lao động chưa thành niên phải làm việc quá số giờ quy định cũng như phải làm thêm giờ vẫn xảy ra tương đối phổ biến. Nhìn chung, trẻ em trai trong độ tuổi chưa thành niên phải làm việc nhiều thời gian hơn so với trẻ em gái cùng độ tuổi, đồng thời, thời gian làm việc của trẻ em tăng theo độ tuổi của trẻ, trẻ em càng lớn tuổi càng có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn. Do đó, mặc dù đã có quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động chưa thành niên song vấn đề bảo đảm cho lao động chưa thành niên được làm việc đúng thời gian quy định vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.
48
Thực tế, việc phát hiện các trường hợp mà người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá số giờ quy định chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù theo quy định của pháp luật, việc quy định về thời giờ làm việc cho lao động chưa thành niên khá rõ ràng song việc áp dụng còn mang tính hình thức bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, do chính nhận thức của người sử dụng lao động cũng như người lao
động chưa thành niên. Thực tế, việc phổ biến pháp luật ở nước ta còn hạn chế lại gặp một vấn đề là hệ thống pháp luật nước ta về cơ bản chưa ổn định, nhiều thay đổi, do vậy ngay cả người sử dụng lao động hay người lao động, họ chưa được tiếp cận đầy đủ, chính xác các quy định của pháp luật về vấn đề thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên.
Thứ hai, do sự thiếu hiểu biết pháp luật của lao động chưa thành nên và sự cố ý
của người sử dụng lao động. Nhìn nhận một cách khách quan, đa phần những người thuộc nhóm lao động chưa thành niên tham gia quan hệ lao động thường ở nông thôn và thường ít được tiếp cận đến các quy định pháp luật. Do vậy, họ thường bị người sử dụng lao động lợi dụng để làm việc quá thời gian quy định, làm thêm giờ, làm ca đêm.
Thứ ba, do nhu cầu được đáp ứng cơ bản về vật chất và tinh thần cùng với mức
sống hiện nay ngày càng cao mà thu nhập cơ bản thì chưa đảm bảo nên người lao động nói chung hay lao động chưa thành niên nó riêng không dám tố cáo về việc phải làm quá số giờ quy định cũng như coi quãng thời gian này chính là cơ hội để họ có thể kiếm thêm thu nhập. Chính vì vậy mà trên thực tế, rất khó để phát hiện đối với các trường hợp này lao động chưa thành niên làm quá số giờ quy định.
Một vấn đề nữa khi áp dụng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên đó là việc quy định về giảm số giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên. Điều này tạo bất lợi cho lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động và là cản trở lớn để họ được nhận vào làm. Thực tế, người sử dụng lao động rất e ngại với việc sử dụng lao động chưa thành niên bởi ở khía cạnh nào đó, khi sử dụng lao động chưa thành niên, một số quyền và lợi ích của họ bị hạn chế nên thông thường thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của họ được áp dụng giống như lao động thành niên.
Bộ luật Lao động năm 2019 đã có quy định về cho phép lao động chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm ca đêm. Điều này đã mở rộng hơn về thời gian làm việc đối với nhóm lao động này song hiện nay lại chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đối với vấn đề này mà ở Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH mới chỉ quy định về danh mục nghề, công việc mà người từ
49
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nhưng lại chưa quy định cụ thể điều kiện riêng về điều kiện làm việc, các biện pháp bảo đảm an toàn lao động đối với riêng nhóm lao động này khi làm thêm giờ. Điều này cũng tạo ra lỗ hổng trong quy định của pháp luật bởi việc không quy định về điều kiện làm việc với nhóm lao động này sẽ gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm sức khoẻ, sự phát triển bình thường của lao động chưa thành niên cũng như tạo cơ hội để người sử dụng lao động lợi dụng lao đông chưa thành niên để làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Bên cạnh đó, đối với việc trả lương làm thêm giờ cho lao động chưa thành niên còn nhiều bất cập. Thực tế, đối với nhóm lao động chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được phép làm thêm giờ song thời giờ làm thêm giờ của họ ngắn hơn so với lao động chưa thành niên và công việc phải làm cũng nhẹ nhàng hơn. Như vậy, khi quy định về mức lương làm thêm giờ đối với nhóm lao động này, người sử dụng thường có xu hướng giảm mức lương làm thêm giờ. Do đó, quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên không được bảo đảm.
Mặc dù, pháp luật đã quy định rất cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động chưa thành niên, song trên thực tế, đa phần người sử dụng lao động không đảm bảo được điều này. Hiện nay, nền kinh tế thị trường đã tác động sâu sắc đến vấn đề sử dụng lao động. Và nhìn chung, ở Việt Nam, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và lao động chưa thành niên làm việc trong các ngành nghề nông nghiệp chiểm tỷ trọng cao. Theo thống kê, xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị: 41,2%; nông thôn: 48,0%) [25] và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn, các hộ gia đình thường lợi dụng sức lao động của chính gia đình mình, trong đó có lao động chưa thành niên để giảm thiểu tối đa chi phí thuê người lao động. Bên cạnh đó, việc thuê mướn lao động chưa thành niên để làm các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp khá phổ biến bởi nhìn một cách tổng quan, chi phí để thuê một lao động chưa thành niên rẻ hơn rất nhiều so với thuê người lao động thành niên. Và thực tế, khi tham gia lao động, lao động chưa thành niên phải làm việc quá so với số giờ quy định song, việc phát hiện không dễ dàng.
Đặc biệt, hiện nay, ở một số lĩnh vực như công thương nghiệp, dịch vụ, do xuất phát từ việc kiểm tra, giám sát cũng như quản lý lao động không chặt chẽ nên không ít các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, nhà hàng, quán ăn,… đã sử dụng nhiều lao động chưa thành niên để làm các công việc nặng nhọc với thời gian làm việc kéo dài. Song nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là do người sử dụng lao động vì muốn tiết kiệm chi phí
50
sản xuất nên đã sử dụng nhiều lao động chưa thành niên với cường độ lao động cao và thời gian lao động kéo dài nhưng tiền lương rất thấp còn lao chưa thành niên thì muốn có công việc để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.