6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung quy định về bảo vệ lao động chưa thành niên trong giao kết
hiện hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng
2.2.1. Nội dung quy định về bảo vệ lao động chưa thành niên trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hiện hợp đồng lao động
Lao động chưa thành niên được pháp luật thừa nhận là một bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động này chỉ phát sinh khi hai bên thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động. Pháp luật về giao kết hợp đồng giữa lao động chưa thành niên và người sử dụng lao động được quy định về những nội dung sau:
2.2.1.1. Về điều kiện giao kết hợp đồng lao động
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, điều kiện giao kết hợp đồng của người chưa thành niên tập trung chủ yếu vào quy định về độ tuổi, sức khỏe và vấn đề giám hộ, trong đó quy định về độ tuổi là vấn đề quan trọng nhất. Độ tuổi được giao kết hợp đồng lao động của người lao động chưa thành niên có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm 1, lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được giao kết
hợp đồng lao động với các công việc mà pháp luật không cấm. Nhóm này được tự mình thương lượng, thỏa thuận với người sử dụng lao động về tất cả các vấn đề liên quan và không trái luật để thiết lập quan hệ lao động mà không cần người đại diện để thực hiện hầu hết các công việc. Theo đó, họ sẽ tự thực hiện quyền và gánh vác nghĩa vụ phát sinh từ việc giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để giao kết hợp đồng, họ vẫn cần nhận được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ để bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng lao động cũng như đảm bảo để cho họ không bị dụ dỗ, lôi kéo hay bắt ép làm việc.
Nhóm 2, lao động chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi. Ở nhóm này
chỉ được giao kết hợp đồng lao động với một số công việc nhẹ được pháp luật cho phép theo quy định tại Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH và không được làm việc ở môi trường dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; làm việc tại các công trường xây dựng, cơ sở giết mổ gia súc, sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp, điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử và các nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. Với nhóm đối tượng này, pháp luật hiện hành quy định phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với cả lao động chưa thành niên và người đại diện theo pháp luật. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động cần phải lưu ý các điều kiện liên quan đến
40
thời giờ làm việc không được ảnh hưởng đến thời gian học tập của lao động chưa thành niên; bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
Nhóm 3, lao động chưa thành niên từ dưới 13 tuổi chỉ được giao kết hợp đồng
lao động với các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao mà không ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách. Việc giao kết hợp đồng lao động với nhóm đối tượng này tương tự như nhóm lao động chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi, ngoại trừ việc giao kết hợp đồng lao động của người dưới 6 tuổi sẽ do người cha, mẹ hoặc người giám hộ xác lập. Ngoài ra, để hợp đồng lao động có hiệu lực, người sử dụng lao động cần phải nhận được văn bản đồng ý cho tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên dưới 13 tuổi từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã hay Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân.
Việc phân chia các điều kiện lao động với từng nhóm tuổi cụ thể qua đó nhằm đảm bảo ở từng độ tuổi, lao động chưa thành niên được làm các công việc phù hợp với bản thân để nhằm hạn chế những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình giao kết hợp đồng lao động từ người sử dụng lao động bởi sự hạn chế về nhận thức của lao động chưa thành niên cũng như đảm bảo sự kiểm tra, giám sát và nắm bắt tình hình sử dụng lao động chưa thành niên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và từ đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm đối tượng này.
2.2.1.2. Về hình thức hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hình thức hợp đồng lao động bao gồm: hợp đồng lao động bằng văn bản và hợp đồng lao động bằng lời nói.
Hình thức giao kết bằng lời nói áp dụng với những công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới một tháng. Quy định về hình thức hợp đồng lao động bằng lời nói nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đối với những công việc giản đơn hoặc thời gian lao động ngắn, còn đa phần các quan hệ lao động khác đều phải sử dụng hình thức hợp đồng lao
41
động bằng văn bản. Điều này nhằm tạo sự an toàn pháp lý cho các bên khi giao kết hợp đồng bằng lời nói.
Hợp đồng lao động bằng văn bản đảm bảo cơ sở rõ ràng cho quá trình thực hiện, mặt khác là bằng chứng xác thực khi có các sự cố xảy ra trong quá trình lao động hoặc khi có tranh chấp cần giải quyết. Và cũng nhằm bảo vệ lao động chưa thành niên, nhất là đối với nhóm người từ dưới 15 tuổi trước các sự cố hoặc tranh chấp trong quá trình lao động, pháp luật quy định chỉ được giao kết bằng văn bản mà không được giao kết bằng lời nói, kể cả là lao động có thời hạn dưới một tháng.
2.2.1.3. Về nội dung hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 đã có sự thay đổi khi quy định về nội dung hợp đồng lao động theo hướng mở rộng hơn đối với nội dung giao kết hợp đồng lao động. Tại Điều 13 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nội hàm của hợp đồng lao động, ngoài nguyên tắc chung hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm và các quyền, nghĩa vụ khác thì ở Điều này còn quy định thêm về vấn đề đối với các thỏa thuận bằng tên gọi khác song vẫn mang bản chất của hợp đồng lao động thì vẫn được coi là hợp đồng lao động. Đây là quy định mới, thể hiện sự bảo đảm cho các giao kết hợp đồng lao động dù mang tên gọi khác song bản chất vẫn là hợp đồng lao động. Qua đó bảo vệ cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động, đặc biệt là đối với lao động chưa thành niên.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động cần có những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Ngoài những nội dung trên, theo Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH, trong hợp đồng với lao động chưa thành niên dưới 15 tuổi, cần có thêm các nội dung sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số điện thoại (nếu có), số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi; Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia
42
đình; Việc bảo đảm điều kiện học tập và. người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng lao động chưa thành niên vào làm những công việc tại nơi làm việc được nhà nước quy định hoặc không cấm đối với từng độ tuổi khác nhau.
Trong chế định hợp đồng lao động, về cơ bản nguyên tắc và nội dung hợp đồng lao động của người chưa thành niên vẫn mang bản chất chung, theo đó, hợp đồng lao động đã ký kết có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào ý chí của lao động chưa thành niên nói riêng, người lao động nói chung và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động được giao kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nên do đó, khi cần thiết hai bên có thể thoả thuận để thay đổi những điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, khi thương lượng, thoả thuận các bên phải lưu ý những giới hạn pháp lý đã được quy định cụ thể liên quan đến các vấn đề như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương,… nhằm bảo vệ lao động chưa thành niên.