Nội dung quy định về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 58 - 60)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

2.5.1.Nội dung quy định về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động là hai khái niệm được tách riêng và được quy định tại Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Luật này đã quy định: “An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người

trong quá trình lao động” [20] và “Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác

động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá

trình lao động” [20]. Qua đó, có thể hiểu rằng an toàn, vệ sinh lao động là biện pháp

để hạn chế sự tổn hại về mặt sức khỏe, tinh thần cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Đây là một vấn đề đang được pháp luật Việt Nam quan tâm, nhất là khi

54

điều chỉnh các vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đối tượng lao động chưa thành niên.

Trong quá trình tham gia lao động, lao động chưa thành niên có thể phải tiếp xúc với điều kiện, môi trường lao động khó khăn gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ hay gặp những vấn đề bất lợi, mâu thuẫn, xung đột về lợi ích với người sử dụng lao động. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên, Bộ luật Lao động năm 2019 đã có quy định về công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc tại Điều 147. Đó là những công việc, nơi làm việc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhân cách của lao động chưa thành niên.

Cụ thể hoá Bộ luật Lao động năm 2019 thì tại Thông tư 09/2020/TT- BLĐTBXH đã quy định danh mục chi tiết, cụ thể công việc và nơi làm việc để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho lao động chưa thành niên đó là: Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm tại Điều 8 (gồm 12 nhóm công việc nhẹ); danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên tại Điều 9 (gồm 65 nhóm công việc và 6 nơi làm việc). Ngoài ra, còn có quy định về chế độ khám theo dõi sức khỏe cho lao động chưa thành niên. Theo đó, lao động chưa thành niên được khám sức khỏe ít nhất là 6 tháng/ lần. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Bên cạnh Bộ Luật Lao động năm 2019 và Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH đã có những quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động ở lao động chưa thành niên còn có những quy định xử phạt đối với các hành vi xâm phạm đến an toàn, vệ sinh lao động. Để góp phần bảo vệ lao động chưa thành niên trong lĩnh vực lao động, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tại điều 296 của Bộ luật này có quy định về việc xử phạt người sử dụng lao động dưới 16 tuổi vào các vấn đề trong an toàn, vệ sinh lao động cho lao động chưa thành niên. Theo đó, nếu việc sử dụng lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định mà bị tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của lao động chưa thành niên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc vào các trường hợp tại các khoản của điều này.

Tất cả những quy định liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động cho lao động chưa thành niên đều nhằm góp phần đảm bảo cho lao động chưa thành niên có thể được làm việc trong những môi trường, điều kiện tốt nhất, cũng như để bảo vệ cho lao

55

động chưa thành niên được phát triển một cách toàn diện về thể lực, trí tuệ, lẫn nhân cách.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 58 - 60)