Thực tiễn áp dụng quy định về bảo vệ lao động chưa thành niên trong

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 47 - 49)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

2.2.2.Thực tiễn áp dụng quy định về bảo vệ lao động chưa thành niên trong

kết và thực hiện hợp đồng lao động

Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định đổi mới để phù hợp hơn với thực tế nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay, các quy định về giao kết hợp đồng được quy định chung với tất cả người sử dụng lao động. Điều này ở khía cạnh nào đó đã thể hiện được sự công bằng và ghi nhận quyền được giao kết hợp đồng lao động với tất cả các chủ thể. Song, với đặc thù riêng của nhóm lao động chưa thành niên nên từ những quy định chung mà không có sự tách bạch đối với lao động chưa thành niên lại tạo nên những hạn chế trong quy định của pháp luật. Bộ luật Lao động năm 2019 cùng các văn bản quy phạm pháp luật về lao động khác chưa có quy định về chế định hợp đồng đối với lao động chưa thành niên, cũng như chưa quy định nội dung cụ thể với những nội dung mang tính chất riêng đối với lao động chưa thành niên trong giao kết hợp đồng. Do vậy, khi tham gia xác lập hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên dễ gặp phải nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, đối với lao động chưa thành niên, ở một số quy định về giao kết hợp đồng lao động cần phải quy định theo hướng có lợi hơn cho nhóm lao động chưa thành niên. Việc vẫn áp dụng chung các quy định về hợp đồng lao động cho đối tượng lao động chưa thành niên nên việc bảo vệ họ ngay khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động chưa thực sự đạt hiệu quả. Hiện nay, pháp luật cũng chưa ban hành mẫu hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên, do đó người sử dụng lao động sẽ lợi dụng việc không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc ký kết hợp đồng bằng văn bản nhưng không theo hướng bảo vệ cho lao động chưa thành niên để trốn tránh trách nhiệm hoặc tự ý đặt ra những yêu cầu bất hợp lý với người lao động chưa thành

43

niên như không đóng bảo hiểm xã hội, không bồi thường khi người lao động chưa thành niên bị tai nạn lao động, tự ý giảm lương, tăng thời giờ làm việc, đuổi việc không lý do.… Do vậy nên việc kiểm soát nội dung hợp đồng lao động gặp nhiều khó khăn và thực tế cũng cho thấy, việc thanh tra, phát hiện với các trường hợp này không dễ dàng.

Tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về việc ký kết hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên cần có sự có mặt của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện. Nhưng, trên thực tế, việc kí kết hợp đồng của lao động chưa thành niên thường không có sự đồng ý và ký kết cùng của các chủ thể trên hoặc làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động. Vấn đề này xuất phát từ lý do phần lớn lao động chưa thành niên là người có hoàn cảnh khó khăn, từ nông thôn chuyển lên thành phố để tìm việc làm mà không có sự theo dõi, quản lý của cha, mẹ hay người giám hộ. Ngoài ra, một phần là do sự thiếu hiểu biết pháp luật và sự không trung thực từ người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động nên họ không biết khi giao kết hợp đồng lao động cần phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản từ cha, mẹ, người giám hộ hoặc cùng kí kết hợp đồng đối với người dưới 15 tuổi. Và, thông thường, lao động chưa thành niên làm việc ở các quán ăn, quán cà phê, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ và những nơi cung cấp dịch vụ nhỏ khác nên thường khi giao kết hợp đồng lao động, đa phần đều không có người giám hộ. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của lao động chưa thành niên bởi xuất phát từ chính yếu tố độ tuổi nên lao động chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ nhận thức và dễ bị lôi kéo, dụ dỗ nên việc ký kết hợp đồng lao động của họ mà không có người giám hộ gây nên hậu quả rất lớn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về hình thức hợp đồng lao động cũng bộc lộ nhiều bất cập khi đa số lao động chưa thành niên thường không được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói. Khi không thực hiện giao kết hợp đồng bằng văn bản, quyền và nghĩa vụ của lao động chưa thành niên không được bảo đảm và chính việc thỏa thuận bằng lời nói dễ dẫn đến hiện tượng người sử dụng lao động không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, dễ vi phạm các quy định của pháp luật lao động về việc sử dụng lao động chưa thành niên. Đồng thời khi xảy ra tranh chấp cũng không có cơ sở pháp lý để xử lý. Ngoài ra, việc không ký kết hợp đồng hay chỉ thỏa thuận bằng lời nói dễ dẫn tới việc không đủ cơ sở pháp lý để khẳng định giữa hai bên có tồn tại quan hệ lao động. Từ đó, lao động chưa thành niên không được hưởng các quyền, lợi ích phát sinh từ việc ký kết hợp đồng lao động.

44

Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa có quy định về việc thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động giữa lao động chưa thành niên hoặc người đại diện của lao động chưa thành niên. Trong quá trình lao động, các chủ thể tham gia quan hệ lao động có thể thay đổi, bổ sung đối với nội dung của hợp đồng lao động. Song với lao động chưa thành niên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động do đó dễ xảy ra hiện tượng người sử dụng lao động lợi dụng để thay đổi tính chất, nội dung hợp đồng lao động, gây bất lợi đối với lao động chưa thành niên. Bên cạnh đó, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền cơ bản của người lao động nhưng hiện nay, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động chưa thành niên vẫn áp dụng quy định chung đối với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Điều này đặt ra vấn đề khi người giám hộ, cha, mẹ hay người đại diện của lao động chưa thành niên phát hiện người sử dụng lao động vi phạm giao kết hợp đồng lao động hay những hành vi khác gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên thì họ có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không. Pháp luật về lao động hiện hành còn chưa quy định về điều này và đây cũng là sự mâu thuẫn, bất cập trong quy định của pháp luật khi pháp luật quy định về giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên phải có sự đồng ý và chữ ký của bố mẹ, người giám hộ hay người đại diện nhưng lại chưa trao quyền cho họ trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 47 - 49)