Hoàn thiện chế định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 80 - 81)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Hoàn thiện chế định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Đối với thời giờ nghỉ ngơi cho lao động chưa thành niên thì pháp luật chưa quy định riêng đối với vấn đề này, chỉ có một điều được quy định đó là nghỉ hằng năm. Còn lại thì lao động chưa thành niên sẽ được áp dụng theo như quy định cho lao động thành niên. Do vậy, cần có quy định cụ thể chi tiết hơn về thời giờ nghỉ ngơi cho lao động chưa thành niên để bảo đảm được quyền, lợi ích của họ bởi thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên có sự khác biệt so với lao động thành niên và thực tiễn cho thấy vẫn xảy ra trường hợp doanh nghiệp vì tạo thêm nhiều giá trị sản phẩm nên đã cắt giảm đi thời gian nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên.

Vấn đề lao động chưa thành niên làm thêm giờ bị cắt giảm thời giờ nghỉ ngơi hay thời giờ làm việc không đúng quy định pháp luật vẫn xảy ra. Do đó, cần phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hơn nữa cho lao động chưa thành niên, ngoài ra còn phải nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, người đại diện và đặc biệt là người sử dụng lao động.

3.2.5. Hoàn thiện chế định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên lao động chưa thành niên

Bộ luật Lao động năm 2019 và Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH đã có quy định chi tiết về công việc, nơi làm việc phù hợp với độ tuổi lao động chưa thành niên. Song, pháp luật cần bổ sung thêm những quy định liên quan đến vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, cần bổ sung các quy định về tiêu chuẩn xác định yếu tố độc hại, nguy hiểm trong cơ sở phù hợp theo đặc điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hôi ở Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo hướng chặt chẽ hơn về các biện pháp bắt buộc phải cải thiện trang thiết bị đảm bảo an toàn lao động, môi trường làm việc phù hợp với lao động chưa thành niên; tiêu chuẩn về thời hạn sử dụng tối đa thiết bị máy móc tại cơ sở; tiêu chuẩn đánh giá rủi ro từ môi trường làm việc hay các tác nhân hóa học. sinh học, vật lý có thể tác động xấu đến các công cụ, máy móc thiết bị trong cơ sở. Ngoài ra, còn cần phải có quy định về kiểm tra, thanh tra nghiêm ngặt trong quy trình kiểm định các loại thiết bị máy móc để đáp ứng điều kiện phù hợp về an toàn, vệ sinh trong lao động. Với những quy định bổ sung đó, nhằm nâng cao được hiệu quả, hiệu lực pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động và hơn hết là có thể bảo vệ được lao động chưa thành niên tránh khỏi những tai nạn từ việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động.

76

Tiếp nữa là nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động. Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đã có những chế tài để xử lý như xử phạt vi phạm hành chính tại điều 3 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định hay tại Điều 296 của Bộ luật Hình sự hiện hành. Tuy nhiên, ngoài những quy định đó, cần bổ sung thêm chế tài để xử phạt người sử dụng lao động về việc không trang bị đầy đủ cho lao động chưa thành niên những phương tiện bảo hộ cần thiết phù hợp với độ tuổi của họ để đảm bảo an toàn cho họ khi tham gia vào quá trình lao động. Ngoài ra, trong quá trình lao động nên cần có sự giám sát của người trưởng thành để có thể giúp đỡ, hỗ trợ, bảo vệ lao động chưa thành niên khi gặp các trường hợp nguy hiểm. Điều đó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tối đa tai nạn trong lao động đối với lao động chưa thành niên.

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình lao động để vừa nhằm tạo cơ chế ngăn chặn và phát hiện kịp thời những trường hợp không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp đồng thời bảo vệ cho quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên. Ngoài ra, kết quả thanh tra phải được công bố một cách công khai, minh bạch để tạo tính răn đe qua đó góp phần hạn chế cũng như góp phần tuyên truyền cho các doanh nghiệp sử dụng lao động chưa thành niên phải có ý thức chấp hành tốt những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và trách nhiệm bảo vệ lao động chưa thành niên. Hơn nữa, pháp luật phải có những quy định để bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho lao động chưa thành niên, đảm bảo họ được làm trong một môi trường an toàn, lành mạnh không bị ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế và cạnh tranh thương mại yêu cầu đặt ra phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và để đáp ứng các yêu cầu về chuẩn mực lao động thì việc hoàn thiện và đảm bảo thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động là việc cần thiết để thể hiện việc thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Điều đó, tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải đầu tư trang thiết bị đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho lao động chưa thành niên.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)