Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa và giàm thiểu lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 85 - 96)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

3.2.7. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa và giàm thiểu lao động

Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ lao động chưa thành niên để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trong quan hệ lao động. Tại các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên để họ và bố mẹ, người giám hộ của họ có nhận thức pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như nâng cao trình độ hiểu biết để giải quyết các tranh chấp lao động qua đó bảo vệ được quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Thêm nữa, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng toàn diện, không bỏ lọt, bỏ sót. Đặc biệt cần kiểm soát được những cơ sở kinh doanh không có giấy phép, bởi đó là những nơi dễ xảy ra nhiều tranh chấp lao động, đặc biệt là giữa lao động chưa thành niên và người sử dụng lao động. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức về việc bảo vệ lao động chưa thành niên cho các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. Không chỉ vậy, Nhà nước cần huy động thêm các nguồn lực từ xã hội, các tổ chức trong xã hội tham gia, phát hiện những cơ sở kinh doanh sử dụng lao động chưa thành niên mà có hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, mới có thể thực hiện được yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên.

3.2.7. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa và giàm thiểu lao động chưa thành niên thành niên

Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật cùng với định hướng hoàn thiện pháp luật về lao động hiện nay đối với lao động chưa thành niên đó chính là việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và giảm thiểu lao động chưa thành niên. Đây là định hướng quan trọng và cơ bản trong việc bảo vệ trẻ em nói chung, lao động chưa thành niên nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Đầu tiên, là việc quy định về độ tuổi tối thiểu tham gia lao động của lao động chưa thành niên. Bộ luật Lao động năm 2019 đã có quy định đổi mới về quy định độ tuổi tối thiểu của người chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động với quy định về độ tuổi tối thiểu của các Bộ luật lao động trước đó. Nếu như trước đây, độ tuổi tối thiểu để tham gia lao động là từ đủ 13 tuổi. Song, tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã không quy định về độ tuổi tối thiểu để người chưa thành niên tham gia quan hệ lao động. Theo đó, ở từng nhóm tuổi khác nhau thì được phép làm những công việc thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Điều này có nghĩa là, trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể tham gia quan hệ lao động. Việc quy định này dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động cố ý sử dụng lao động nhỏ tuổi để

81

làm việc và là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ lao động chưa thành niên có xu hướng tăng lên. Do đó, cần quay trở lại các quan điểm lập pháp trước đây đó là quy định về độ tuổi tối thiểu để người lao động tham gia quan hệ lao động. Theo quy định của các Công ước quốc tế thì độ tuổi tối thiểu để tham gia lao động là từ đủ 15 tuổi. Vì vậy đặt ra vấn đề, ở Việt Nam ta hiện nay có cần tăng độ tuổi tối thiểu của lao động chưa thành niên hay không. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, để tạo tính tương thích so với các tiêu chuẩn quốc tế về độ tuổi lao động tối thiểu cùng với sự đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật Việc làm năm 2013, pháp luật về lao động cần quy định về độ tuổi tối thiểu tham gia quan hệ lao động là từ đủ 15 tuổi để qua đó, giảm thiểu được lao động chưa thành niên dưới 15 tuổi cũng như tạo cơ chế chặt chẽ về độ tuổi lao động đối với người chưa thành niên.

Bên cạnh đó, cần thắt chặt hơn các quy định liên quan đến danh mục các công việc sử dụng lao động chưa thành niên. Mặc dù hiện nay, các danh mục công việc đối với lao động chưa thành niên đã được quy định khá chi tiết song còn mang tính liệt kê, dàn trải, không thể hiện được sự khái quát các ngành nghề trong đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, các quy định về danh mục các công việc sử dụng lao động chưa thành niên cần có sự khái quát và quy định bổ sung thêm các ngành nghề không được sử dụng lao động chưa thành niên để qua đó, vừa thúc đẩy cho các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc sử sụng lao động chưa thành niên, vừa tạo cơ chế để giảm thiểu lao động chưa thành niên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Đối với chương 3, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những định hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về bảo vệ lao động chưa thành niên. Qua đó, phần định hướng hoàn thiện pháp luật lao động ở Việt Nam để bảo vệ lao động chưa thành niên sẽ phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bảo vệ được quyền trẻ em, phải đảm bảo phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội ở nước ta và phải phòng ngừa, giảm thiểu được lao động chưa thành niên. Về phần giải pháp để hoàn thiện, nhóm nghiên cứu đã đối chiếu ở chương 2, những quy định pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng những quy định đó về bảo vệ lao động chưa thành niên. Qua đó, nhóm nghiên cứu nhìn thấy được một số bất cập trong thực tiễn trong quy định pháp luật lao động Việt Nam, nên đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện những nội dung đã được quy định ở chương 2. Chương 3 là chương cuối cùng trong phần nội dung và cũng là phần quan trọng không thể thiếu. Đây cũng chính là những ý kiến đóng góp để việc bảo vệ lao động chưa thành niên được tối ưu nhất của nhóm nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu về những lý luận, quy định và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ lao động chưa thành niên.

82

KẾT LUẬN

Lao động chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt quan trọng trong quan hệ lao động. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của sự chuyển dịch nền kinh tế - xã hội cùng với những tác động của dịch bệnh Covid-19 và sự biến đổi khách quan của thế giới, cho nên số lao động chưa thành niên tham gia vào quá trình lao động có xu hướng tăng lên. Vấn đề bảo vệ lao động chưa thành niên luôn được Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt bởi, họ là chủ nhân tương lai của đất nước, nguồn nhân lực trong tương lai và xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của họ nên họ dễ bị lạm dụng, lôi kéo, cưỡng ép lao động. Ngoài ra, với sự chưa hoàn thiện về thể lực và trí lực, người chưa thành niên chưa thể tự bảo vệ mình mà cần có sự quan tâm, bảo vệ, điều chỉnh từ phía Nhà nước bằng các quy định pháp luật. Vì vậy, bên cạnh những quy định chung trong quá trình tham gia lao động, thì pháp luật nước ta cũng đã có một số quy định dành riêng cho lao động chưa thành niên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên trong quan hệ lao động và trong mối tương quan với bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Pháp luật lao động nước ta hiện nay đã ban hành khá nhiều các quy định nhằm bảo vệ lao động chưa thành niên. Song, thực tế hiện nay các điều kiện đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Các quy định pháp luật đã có sự tiến bộ nhưng chưa giải quyết triệt để được vấn đề bảo vệ lao động chưa thành niên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần xuất phát từ những tác động khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức về pháp luật còn hạn chế của lao động chưa thành niên cũng như người sử dụng lao động và việc người sử dụng lao động cố ý hay vô ý đã sử dụng lao động chưa thành niên trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công tác phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về lao động chưa thành niên chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát hiện và giải quyết các vụ việc liên quan đến lao động chưa thành niên. Quy định về pháp luật bảo vệ lao động chưa thành niên dù đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay song vẫn còn một tồn tại một số bất cập, hạn chế. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên là vấn đề cần thiết bởi nó không chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên mà còn giúp cho nền kinh tế, xã hội của đất nước ta phát triển bền vững. Có thể thấy, những quy định pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên vẫn còn một số điểm chưa hợp lí, cho nên phải đưa ra các giải pháp để đảm bảo cho các quy định này được thực thi một cách có hiệu quả, đảm bảo phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Đồng thời, cũng nên bổ sung những quy định

83

mang tính dự trù để có thể kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ lao động chưa thành niên và cũng nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những giải pháp này sẽ góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu lao động chưa thành niên đồng thời trở thành một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lao động chưa thành niên.

84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Các văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2020), Thông tư số 01/2020/TT- BLĐTBXH ngày 10 tháng 02 năm 2020, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.

2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2020), Thông tư số 09/2020/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên

3. Chính Phủ (2020), Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2020, Nghi định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

4. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 5. Quốc hội (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 6. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06

năm 2014

7. Quốc hội (2015), Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015

8. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 9. Quốc hội, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019

10. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 11. Quốc hội (2016), Luật trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 12. ILO (1919), Công ước số 1 về thời giờ làm việc

13. ILO (1919), Công ước số 5 về tuổi tối thiểu làm việc trong công nghiệp 14. ILO (1930), Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc 15. ILO (1930), Công ước số 30 về thời giờ làm việc

16. ILO (1962), Khuyến nghị số 126 năm 1962 về giảm bớt thời giờ làm việc 17. ILO (1973), Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu

18. ILO (1973), Khuyến nghị số 146 về tuổi lao động tối thiểu

19. ILO (1990), Các quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do.

20. ILO (1999), Công ước số 182 nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

85

21. ILO (1999), Khuyến nghị số 190 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

* Tài liệu tham khảo

22. Báo Thanh niên, “Lao động trẻ em có thể tăng thêm gần 9 triệu năm 2022”, https://thanhnien.vn/lao-dong-tre-em-co-the-tang-them-gan-9-trieu-vao-nam-

2022-post1406979.html, ngày 1/12/2021.

23. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, 2019

24. ILO (2019), “Hướng dẫn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em cho doanh

nghiệp”, https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-

hanoi/documents/publication/wcms_721942.pdf

25. ILO, “ILO: Đại dịch COVID-19 khiến hơn một phần sáu thanh niên mất việc làm”, Cổng thông tin Tổ chức Lao động quốc tế, https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/ WCMS_745942/lang--vi/index.htm, số ngày 27/05/2020

26. Liên hợp quốc (1990), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

27. Lê Thị Huyền Trang (2008), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động

chưa thành niên ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học, trường Đại học Quốc gia

Hà Nội, Khoa Luật.

28. Nguyễn Minh Đoan và Nguyễn Văn Năm (2021), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/B%E1%BA%A3o_v%E1%BB%87

29. Nguyễn Lê Thanh Huyền, “Việc làm của thanh niên trong bối cảnh đại dịch

Covid – 19: Tác động, thách thức và giải pháp”, Báo Thanh niên Việt,

http://thanhnienviet.vn/2021/08/19/viec-lam-cua-thanh-nien-trong-boi-canh-dai- dich-covid-19-tac-dong-thach-thuc-va-giai-phap/, số ngày 19/08/2021

30. Trần Thắng Lợi (2012), “Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong

điều kiện hội nhập quốc tế”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội

31. Tổng cục Thống kê, “Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2020”,

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/08/sach_laodong_2020.pdf 32. Tổng cục Thống kê, “Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm

2021 chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-2020”,

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/thong-cao-bao-chi- tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-nam-2021-va-chi-so-phat-trien-con-nguoi- viet-nam-2016-2020/

33. Vũ Thị Thanh Huyền, “Pháp luật bảo vệ người lao động chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Cơ quan ngôn luận của bộ Tư pháp, https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap- luat.aspx?ItemID=261#_ftn2 , ngày 06/04/2022.

86

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Số: …/2022_

(Ban hành theo Bộ luật lao động năm 2019, Áp dụng với lao động chưa thành niên)

Hôm nay, ngày... tháng... năm…., tại Công ty ………, chúng tôi gồm:

Bên A : Người sử dụng lao động

Công ty : Mã số công ty : Đia chỉ : Điện thoại :

Người đại diện: ……… Chức vụ: …………. Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)