Hoàn thiện chế định pháp luật về tiền lương đối với lao động chưa

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 78 - 79)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

3.2.3.Hoàn thiện chế định pháp luật về tiền lương đối với lao động chưa

Tiền lương là một trong những vấn đề cơ bản, đặc biệt quan trọng trong quan hệ lao động, và cũng xuất phát từ chính vấn đề về tiền lương mà người chưa thành niên mới cần phải sớm tham gia quan hệ lao động. Vấn đề tiền lương trên thực tiễn còn nhiều bất cập. Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 chưa có quy định riêng cho lao động chưa thành niên về tiền lương. Điều này dẫn đến việc trên thực tế dẫn đến việc nhiều người sử dụng lao động sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc mang tính chất ổn định, lâu dài nhưng lại không áp dụng mức lương tối thiểu vùng mà tính tiền lương theo giờ, dẫn đến việc mức lương người lao động chưa thành niên tại nhiều địa phương thấp hơn mức lương tối thiểu, gây thiệt thòi cho lao động chưa thành niên. Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật đã quy định về trách nhiệm xây dưng thang bảng lương của người sử dụng lao động song việc xây dựng thang bảng lương vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Thực trạng người sử dụng lao động tự quyết định việc chi trả lương mà không bám sát thang bảng lương vẫn còn tồn tại do đó, pháp luật cần phải hoàn thiện theo hướng quy định chặt chẽ hơn nữa trong trách nhiệm xây dựng thang bảng lương và nghĩa vụ phải trả lương cho người lao động nói chung và lao động chưa thành niên nói riêng để việc trả lương được đúng, đủ, đảm bảo quy định của pháp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp sử dụng lao động chưa thành niên, cần phải quy định về trách nhiệm xây dựng thang bảng lương riêng đối với nhóm lao động này. Vì vậy, pháp luật lao động cần có quy định riêng về chế độ tiền lương cho người lao động chưa thành niên, làm cơ sở để bảo vệ quyền được nhận đúng lương, đủ lương của lao động chưa thành niên đồng thời tạo cơ sở cho Nhà nước quản lý, giám sát đối với việc thực hiện nghĩa vụ chủa người sử dụng lao động trong việc trả lương lao động chưa thành niên.

Bên cạnh đó, pháp luật về lao động khi quy định về tiền lương cần phải quy định về cơ chế điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo mức lương tối thiểu được điều chỉnh kịp thời cùng với sự biến động giá cả trên thị trường, với tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế qua đó đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, đặc biệt là lao động chưa thanh niên. Do đó, cần phải đánh giá chính xác, khách quan dựa trên số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế để có thể điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho đảm bảo đời sống của lao động chưa thành niên và cần xác định rõ trước khi điều chỉnh mức lương tối thiểu thì cần điều chỉnh lại lương tối thiểu hoặc hàng năm Chính phủ ấn định một thời điểm nhất định trong năm để xem xét, điều chỉnh lại mức lương tối thiểu đảm bảo mức lương tối thiểu thể hiện vai trò bảo vệ lợi ích chính đáng của lao động chưa thành niên, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ.

74

Hơn nữa, cũng cần bổ sung các quy định khuyến khích người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 78 - 79)