6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định về bảo vệ việc làm
Việc làm và bảo vệ việc làm đối với lao động chưa thành niên là vấn đề đặc biệt quan trọng, xuất phát từ chính nguyên tắc bảo vệ cho lao động chưa thành niên cũng như tôn trọng việc xác lập quan hệ lao động của lao động chưa thành niên. Hiện nay, hệ thống pháp luật lao động hiện hành ở Việt Nam đã có quy định khá chi tiết, cụ thể đối với quy định về việc làm cho người lao động và ở một số khía cạnh đã phần nào bảo vệ được lao động chưa thành niên trong quan hệ việc làm. Song, trên thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.
Tại Bộ luật Lao động năm 2019, mặc dù đã ghi nhận quyền được tham gia quan hệ lao động của lao động chưa thành niên song lại chưa có quy định riêng đối với chế định việc làm đối với nhóm lao động này. Hiện nay, việc quy định về điều kiện việc làm, nội dung thực hiện việc làm với lao động chưa thành niên chưa được đề cập. Đồng thời, điểm mới trong Bộ luật Lao động năm 2019 là không quy định về độ tuổi tối thiểu để người lao động có thể tham gia quan hệ lao động. Điều này tạo nên những bất cập trong thực tế bởi việc không quy định độ tuổi tối thiểu có nghĩa là trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tham gia lao động. Việc quy định này sẽ gây nên những khó khăn trong việc kiểm soát lao động chưa thành niên hiện nay và cũng không tương thích với tiêu chuẩn quốc tế trong yêu cầu phòng ngừa và giảm thiểu lao động chưa thành niên.
Thực tế, mặc dù trong cả Bộ luật Lao động 2019 và Thông tư số 09/2020/TT- BLĐTBXH liệt kê rất nhiều nghề, công việc và nơi làm việc đối với từng nhóm tuổi lao động chưa thành niên song với hình thức liệt kê này sẽ không có tính tổng quát, chưa liệt kê được đầy đủ các loại hình ngành nghề trên tất cả các địa phương và dẫn đến bỏ lọt, bỏ sót đối với các ngành nghề, loại hình công việc, nơi làm việc mà lao động chưa thành niên có thể làm.
37
Bên cạnh đó, tình trạng việc làm cũng như tỷ lệ người chưa thành niên tham gia lao động tương đối cao song việc bảo đảm việc làm cho họ còn nhiều bất cập. Điều đáng nói là tuổi bắt đầu làm việc của trẻ em khá sớm, phổ biến ở độ tuổi từ 12 tuổi trở lên, 48,6% hiện đã thôi học (1,4% chưa bao giờ đi học). Trong đó, lao động trẻ em làm việc trong nông nghiệp là 53,6%, trong khu vực công nghiệp – xây dựng là 23,7%, trong khu vực dịch vụ là 20,8% và 1.9% lao động trẻ em làm việc trong lĩnh vực không xác định. Qua cuộc điều tra về lao động năm 2018 đã xác định được 89 công việc cụ thể có lao động trẻ em, trong đó có 24 công việc thu hút 85,6% tổng số lao động trẻ em (9 công việc thuộc khu vực nông nghiệp, 7 công việc thuộc khu vực công nghiệp và 8 công việc thuộc khu vực dịch vụ). Địa điểm làm việc phổ biến là làm việc tại nhà; các trang trại, ruộng, vườn; các công trường xây dựng hay các nhà hàng, quán bar,…. Trong số hơn 1 triệu lao động trẻ em, có đến 50,4% (gần 520 nghìn người) làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc trong điều kiện lao động ngoài trời, đi lại nhiều, điều kiện lao động quá nóng hoặc quá lạnh, môi trường có hóa chất gây hại, dễ bị tai nạn, thương tích và các tổn thương khác đến sự phát triển thể chất của trẻ em [30].
Như vậy, có thể thấy, vấn đề việc làm của lao động chưa thành niên còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, chưa có quy định riêng trong việc ưu tiên, hỗ trợ cho lao động chưa thành niên trong việc tạo ra việc làm phù hợp. Và thực tế, ở Việt Nam, độ tuổi tham gia lao động khá sớm và vấn đề bảo đảm cho lao động chưa thành niên được làm việc đúng độ tuổi, năng lực, khả năng cũng như đảm bảo sự phát trển toàn diện của họ còn chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ người chưa thành niên làm việc trong các vũ trường, quán bar, massage,.. vẫn chiếm tỷ lệ lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển về nhân cách. Song, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các trường hợp này gặp nhiều hạn chế, chưa thực sự giải quyết được những bất cập này1. Như vậy, có thể thấy, mặc dù pháp luật đã quy định rất cụ thể song trong thực tiễn, còn tồn tại rất nhiều khó khăn cả ở khâu xác lập quan hệ việc làm đến cả khâu thanh tra, kiểm tra đều còn tồn tại sai phạm. Ngoài ra, còn rất nhiều vụ việc mà người chưa thành niên, nhất là ở độ tuổi 13-15 tuổi là người ở các tỉnh miền núi thuộc vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số bị các đối tượng môi giới, dụ dỗ lao động trái pháp luật tại các tỉnh, thành phố lớn hay tại nước ngoài.
1 Một vụ án điển hình gây bức xúc dư luận vừa qua đó chính là vụ án sử dụng trẻ dưới 16 tuổi tại cơ sở karaoke tại Bình Thuận. Theo đó, em T. (SN 2006), em làm nhân viên quán karaoke tại thôn 1 (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong). Chiều 31/10/2021, có một nhóm người đến quán tổ chức ăn nhậu và hát karaoke. Sau đó, có 1 đối tượng trong nhóm đặt vấn đề với em T. về việc "đi qua đêm" nhưng bị em từ chối, sau đó T. bị cưỡng ép và bị hiếp dâm - theo Báo Dân trí, số ngày 03/11/2021, https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-thieu-nu-16-tuoi-bi-khong- che-hiep-dam-neu-nguoi-quay-clip-giai-cuu-20211103102037683.htm
38
Những vấn đề về lao động chưa thành niên được phát hiện và xử lý chỉ thể hiện một phần thực trạng hiện nay về quan hệ việc làm của lao động chưa thành niên. Bên cạnh đó, còn lại nhiều trường hợp sử dụng hay lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên mà cơ quan nhà nước, các ngành chức năng vẫn chưa phát hiện và chưa kịp thời xử lý. Trong khi đó Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Việc làm năm 2013 cũng chưa có quy định riêng nhằm tạo điều kiện cho lao động chưa thành niên tham gia lao động với những công việc phù hợp, chưa có quy định ưu tiên, hỗ trợ tạo việc làm ở các địa phương có các ngành nghề truyền thống - nơi thu hút lao động chưa thành niên làm việc hoặc vừa tập nghề vừa làm việc.
Mặt khác, tổ chức giới thiệu việc làm chưa thực sự là địa chỉ tin cậy đối với lao động chưa thành niên. Trình độ chuyên môn cũng như việc nắm bắt thông tin về nơi tuyển dụng uy tín với lao động chưa thành niên chưa được các tổ chức này nắm bắt đầy đủ, chưa tạo được hiệu quả cao trong công tác môi giới, giới thiệu việc làm với nhóm lao động này. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid – 19 đã tác động sâu sắc đến việc làm của lao động chưa thành niên. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong vấn đề bảo vệ lao động chưa thành niên chính là tôn trọng và bảo vệ cho lao động chưa thành niên khi họ tham gia quan hệ lao động và vấn đề quan trọng đó là bảo vệ việc làm. Song, thực tế, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã làm xáo trộn và ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm của lao động chưa thành niên. Về cơ bản, lao động chưa thành niên vốn dĩ là bên yếu thế trong quan hệ lao động, để tham gia quan hệ lao động cũng như tìm việc làm đối với lao động chưa thành niên không hề dễ dàng, nhưng, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, vấn đề giải quyết việc làm cho các lao động chưa thành niên càng khó khăn. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong quý I năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta là 51,0 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với quý IV năm 2020, và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9 triệu người, giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước [31]. Như vậy, nhiều lao động chưa thành niên bị mất việc, không tìm được việc làm. Song, lại có mâu thuẫn trong thực tiễn quan hệ lao động của lao động chưa thành niên khi hiện nay dưới tác động của dịch bệnh Covid – 19 thì số lao động chưa thành niên có xu hướng tăng lên bởi thực tế hiện nay cho thấy, nhiều gia đình dưới áp lực từ kinh tế nên buộc phải sử dụng lao động chưa thành niên và xem đây là một phương án tối ưu nhất để giải quyết các khó khăn do những ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, việc thiên tai kéo dài ở một số tỉnh, thành phố ở nước ta trong thời gian qua đã để lại hậu quả lớn lên đời sống của các hộ gia đình và các hộ kinh doanh nên các gia đình bị ảnh hưởng phải đối mặt với gánh nặng kép của cả đại dịch lẫn thảm họa thiên nhiên nên buộc họ phải sử dụng nhiều lao động
39
chưa thành niên. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm cũng như bảo vệ việc làm hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn và chưa thực sự được giải quyết.