Hoàn thiện chế định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 75 - 78)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

3.2.2.Hoàn thiện chế định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao

với lao động chưa thành niên

Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện hành mặc dù đã có sự tiến bộ nhất định trong vấn đề giao kết hợp đồng lao động cũng như thực hiện hợp đồng lao động khi quy định mở rộng hơn về nội dung của hợp đồng lao động để hạn chế việc người sử dụng lao động và người lao động ký kết với nhau về bản chất là hợp đồng lao động nhưng hợp đồng đó lại không phải là hợp đồng lao động. Tuy đã giải quyết được những bất cập này ở các Bộ luật lao động trước đó, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Song, pháp luật về lao động hiện hành lại chưa có quy định riêng,

71

cụ thể đối với việc giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên. Các vấn đề về hợp đồng lao động của lao động chưa thành niên không có sự tách bạch so với những người lao động thành niên khác. Điều này tạo nên sự hạn chế khi thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên bởi thực chất, lao động chưa thành niên ở một số quan hệ xã hội mang tính chất đặc biệt hơn. Do đó, pháp luật cần phải có quy định riêng trong giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên. Theo đó, cần phải quy định về điều kiện giao kết hợp đồng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng lao động và nội dung giao kết phải có sự đồng ý của người đại diện của lao động chưa thành niên. Cùng với đó, pháp luật cần phải ban hành mẫu hợp đồng lao động riêng đối với lao động chưa thành niên để giải quyết bất cập trong thực tiễn hiện nay khi cả người sử dụng lao động và người lao động chưa thành niên còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình giao kết hợp đồng, chưa thể hiện được đầy đủ nội dung pháp luật đưa ra nhằm hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ của lao động chưa thành niên. Mẫu hợp đồng lao động đối với lao động chưa thành niên ngoài những nội dung cơ bản đã được quy định thì cần phải bổ sung thêm các nội dung sau: ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện về việc đồng ý cho lao động chưa thành niên làm việc; điều khoản về việc tạo điều kiện cho lao động chưa thành niên được đi học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp; trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động với lao động chưa thành niên; cam kết của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên, bảo đảm an toàn cho lao động chưa thành niên.

Không những vậy, pháp luật lao động ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có quy định về việc thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động giữa lao động chưa thành niên hoặc người đại diện theo pháp luật của họ nếu công việc không phù hợp với những gì có trong hợp đồng. Chính vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn cần bổ sung thêm những quy định cụ thể về vấn đề này để nâng cao trách nhiệm bảo vệ lao động chưa thành niên. Bởi, xuất phát từ chính đặc trưng cả nhóm lao động chưa thành niên nên pháp luật cần phải quan tâm chặt chẽ hơn nữa cũng như quy định cụ thể, rõ ràng và có quy định riêng về việc giao kết hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên qua đó tạo nền tảng vững chắc nhất cho việc bảo vệ lao động chưa thành niên.

Khi tham gia quan hệ lao động, một trong các quyền cơ bản của người lao động đó chính là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Song, thực tế hiện nay cho thấy, các quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động chưa thành niên chưa được quy định cụ thể. Hiện nay, chưa có quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người chưa thành niên khi người sử

72

dụng lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng gây bất lợi, gây ảnh hưởng đến việc học tập, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần cho lao động chưa thành niên. Xuất phát từ bản chất của lao động chưa thành niên nên việc đặt ra yêu cầu về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là vấn đề cần quan tâm. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng chính là quyền cơ bản của người lao động để tự bảo vệ chính mình trước người sử dụng lao động. Do đó, khi xem xét về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, cần phải có quy định riêng đối với nhóm lao động chưa thành niên theo hướng nếu người giám hộ, cha, mẹ của những người chưa thành niên phát hiện họ không được làm đúng công việc theo hợp động lao động đã ký kết hay phát hiện bị bóc lột lao động hay các trường hợp khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường thì cả bố mẹ, người giám hộ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của họ.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cần quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên theo hướng bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, kể cả đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng kiểm soát hợp động lao động hoặc khi có tranh chấp xảy ra.

Mặc dù pháp luật quy định trong khi hợp đồng giao kết với lao động chưa thành niên phải có chữ kí của người đại diện theo pháp luật đối với lao động dưới 15 tuổi, văn bản đồng ý cho làm việc của người đại diện đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi song thực tiễn thực hiện còn khó khăn. Rất nhiều trường hợp lao động chưa thành niên giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động mà không có chữ kí của người đại diện nên dẫn đến việc kiểm tra, giám sát đối với sự đồng ý hay cho phép tham gia quan hệ lao động của người đại diện đối với lao động chưa thành niên rất khó thực hiện. Do đó, pháp luật cần có những quy định thắt chặt hơn với yêu cầu bắt buộc phải có chữ kí của người đại diện theo pháp luật của lao động chưa thành niên trong hợp đồng giao kết kể cả đối với lao động chưa thành niên thuộc độ tuổi từ đủ 15 tuổi tuổi đến dưới 18 tuổi. Nếu trong hợp đồng không có chữ kí của người đại diện theo pháp luật thì hợp đồng lao động đó vô hiệu. Bên cạnh đó, cần phải quy định về chế tài xử lý đối với người sử dụng lao động và người đại diện của lao động chưa thành niên khi không thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của bố, mẹ, người giám hộ hoặc những người đại diện khác theo pháp luật đối với lao động chưa thành niên đồng thời góp phần bảo vệ lao động chưa thành niên trước người sử dụng lao động.

73

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 75 - 78)