Nội dung quy định về bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 49 - 52)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

2.3.1.Nội dung quy định về bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Đối với lao động chưa thành niên, vấn đề quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi được quan tâm sâu sắc bởi xuất phát từ chính yếu tố phát triển của lao động chưa thành niên, với đặc thù là những lao động này chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất cũng như tinh thần nên khi để họ tham gia vào quan hệ lao động, vấn đề bảo vệ sức khoẻ, sự phát triển bình thường của họ phải được đặt ra và việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đặc biệt quan trọng, tác động lớn đến vấn đề bảo vệ lao động chưa thành niên.

2.1.3.1. Quy định về bảo đảm thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên

Khi quy định về thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên, Bộ luật Lao động năm 2019 với bước phát triển lớn trong quan điểm lập pháp, đặc biệt là việc đánh giá, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lao động chưa thành niên nên đã quy định về

45

thời giờ làm việc đối với nhóm lao động này tại Điều 146. Quy định này thể hiện sự tiến bộ sâu sắc so với Bộ luật Lao động năm 2012 cũng như phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên. Nếu như ở Bộ luật Lao động năm 2012 thì việc quy định về thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên được quy định chung trong thời giờ làm việc của lao động thành niên và chỉ có quy định thêm về việc thời giờ làm việc không ảnh hưởng đến việc học tập của lao động chưa thành niên. Song, ở Bộ luật Lao động năm 2019, xuất phát từ những quan điểm đổi mới của Hiến pháp năm 2013 cùng với cách nhìn nhận tiến bộ đã khắc phục được những hạn chế trong việc quy định về vấn đề này ở Bộ luật Lao động năm 2012.

Theo điều 146 Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc quy định về thời gian làm việc của lao động chưa thành niên được chia dựa theo nhóm tuổi tham gia quan hệ lao động.

Nhóm thứ nhất, nhóm lao động chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi. Đối với nhóm

này thì không được làm việc quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong một tuần. Có nghĩa là thời gian làm việc của người lao động dưới 15 tuổi ít hơn một nửa so với thời gian làm việc bình thường của người lao động thành niên.

Nhóm thứ hai, nhóm lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Đối với nhóm này thì không được làm việc quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong một tuần. Ở đây, đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi về cơ bản, thời giờ làm việc trong một ngày là tương tự như đối với lao động thành niên song thời gian làm việc trong một tuần được rút ngắn hơn. Nhìn nhận một cách thực tế, việc quy định này rất hợp lý bởi, đối với lao động chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi – về cơ bản họ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên trong một tuần, thời gian làm việc của họ có thể rút ngắn và trong một ngày, theo từng quy chế của từng người sử dụng có thể giảm số giờ làm việc một ngày của họ để đảm bảo thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên trong nhóm tuổi này đáp ứng đúng quy định của pháp luật.

Giữa hai nhóm tuổi này có sự khác biệt bởi thực tế, ở mỗi giai đoạn khác nhau của từng lứa tuổi đều thể hiện đặc trưng sinh lý riêng. Việc chia nhỏ quy định đối với thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên hoàn toàn hợp lý, đảm bảo phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ cho lao động chưa thành niên bởi nhìn nhận một cách khách quan, ở nhóm tuổi từ dưới 15 tuổi, các em vẫn đang trong độ tuổi đi học, về thể chất cũng như tinh thần đều phát triển kém hơn so với lứa tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do vậy, khi tham gia quan hệ lao động, pháp luật cần đánh giá đúng mức độ tham gia lao động đối với từng lứa tuổi để đảm bảo điều kiện sức khoẻ, tinh thần tốt nhất

46 cho họ khi tham gia lao động.

Bên cạnh đó, trong quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành còn quy định đối với trường hợp làm thêm giờ, làm việc vào ban đối với lao động chưa thành niên. Cũng xuất phát từ đặc điểm phát triển cũng như năng lực lao động đối với từng nhóm tuổi mà Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể đối với các trường hợp này. Theo đó, đối với người dưới 15 tuổi, họ không được làm thêm giờ cũng như làm việc ban đêm. Còn đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, họ có thể làm thêm giờ, làm việc ban đêm song phải là các công việc đã được quy định tại Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH. Và, các công việc mà nhóm lao động này có thể làm đêm là: biểu diễn nghệ thuật, Vận động viên thể thao.

Nhìn nhận một cách tổng quan, các quy định về thời giờ làm việc trong Bộ luật Lao động năm 2019 về cơ bản đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về thời giờ làm việc với lao động chưa thành niên. Điều này đã thể hiện bước tiến sâu sắc trong quan điểm về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động chưa thành niên. Theo quy định tại Công ước Số 1 về thời giờ làm việc (trong Công nghiệp) năm 1919 và Công ước Số 30 về thời giờ làm việc (trong Thương mại và Văn phòng) năm 1930 thì: thời gian làm việc tối đa không được vượt quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần (không áp dụng đối với quản lý) và cho phép đưa ra số giờ làm việc trung bình đối với một số tuần, với điều kiện thời gian làm việc một ngày không quá 9 giờ (Công ước số 1) hoặc 10 giờ (Công ước số 30). Số giờ làm việc trung bình cũng được chấp nhận đối với công việc làm theo ca, với điều kiện số giờ trung bình từng tuần trong thời gian ba tuần không vượt quá 48 giờ một tuần (và trong một số trường hợp được quy định cụ thể). Như vậy, về cơ bản, các quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên về cơ bản đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.3.2. Nội dung quy định về bảo đảm thời gian nghỉ ngơi

Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định chi tiết về thời gian làm việc đối với lao động chưa thành niên song về thời gian nghỉ ngơi, các quy định vẫn nằm trong các quy định chung về thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động.

Thời giờ nghỉ ngơi bao gồm: nghỉ ngơi trong giờ làm việc, nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, tết và nghỉ hằng năm.

Đối với nghỉ ngơi trong giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên giống với người lao động thành niên. Theo đó, nếu làm việc theo thời gian làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì sẽ được nghỉ ít nhất 30 phút liên tục

47

còn đối với trường hợp người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc ban đếm thì được nghi ít nhất 45 phút liên tục. Còn đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc.

Cũng tương tự như nghỉ trong giờ làm việc, việc quy định thời gian nghỉ hằng tuần đối với lao động chưa thành niên được quy định tương tự như người lao động thành niên. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, mỗi tuần người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục và đối với những trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động mà không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động nói chung hay lao động chưa thành niên nói riêng được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày trong 1 tháng. Điều này để đảm bảo cho người lao động có đủ thời gian nghỉ ngơi hằng tuần cần thiết để tái tạo lại sức lao động.

Đối với nghỉ hằng năm, việc quy định số ngày nghỉ cho lao động chưa thành niên có sự khác biệt và số ngày được nghỉ hằng năm của họ kéo dài hơn so với những người lao động bình thường. Theo đó, tại điểm b Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 thì đối với nhóm người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì nếu làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì thời gian nghỉ hằng năm của họ là 14 ngày, hưởng nguyên lương. Có sự quy định về số ngày nghỉ hằng năm khác biệt so với nhóm người lao động bình thường bởi nhìn nhận một cách khách quan, nhóm lao động này mang tính chất đặc thù và cũng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ sự phát triển cũng như đảm bảo các điều kiện lao động cho nhóm lao động này nên việc quy định thời gian nghỉ ngơi cũng có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 49 - 52)