Bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn lao động quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 69 - 70)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

3.1.1.Bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn lao động quốc tế

Lao động chưa thành niên là đối tượng luôn được Nhà nước và pháp luật quan tâm, bảo vệ bởi xuất phát từ chính đặc điểm độ tuổi, sinh lý khi tham gia quan hệ lao động. Thực chất, bảo vệ lao động chưa thành niên không phải chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà là yêu cầu chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Với những nỗ lực và sự quyết tâm với hệ thống các quy chuẩn, văn bản pháp lý có liên quan đã phần nào thể hiện được sự quan tâm đối với vấn đề lao động chưa thành niên. Và, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam ta đã tham gia các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức liên quan đến bảo vệ trẻ em cũng như các tổ chức về bảo vệ lao động trẻ em, lao động chưa thành niên. Do đó, khi xây dựng hay thực hiện các biện pháp bảo vệ lao động chưa thành niên cần xuất phát từ khung nền tảng pháp lý của các tiêu chuẩn về lao động.

Tiêu chuẩn lao động quốc tế là các nguyên tắc, định hướng mang tính nền tảng, cơ sở của Tổ chức Lao động quốc tế và các tổ chức quốc tế khác về các vấn đề liên quan đến lao động, quan hệ lao động, bao gồm: độ tuổi tối thiểu, điều kiện lao động, điều kiện về sử dụng lao động, bảo đảm quyền và lợi ích khi tham gia quan hệ lao động của các bên,… đối với các nước là thành niên. Các tiêu chuẩn này được thể hiện cụ thể, rõ nét thông qua Công ước, các Khuyến nghị và các văn bản mang tính pháp lý khác.

Về cơ bản, nhìn nhận rõ thực trạng cũng như ảnh hưởng tiêu cực của lao động trẻ em và rộng ra là lao động chưa thành niên, pháp luật quốc tế đã ban hành nhiều Công ước để quy định đối với việc bảo vệ lao động trẻ em và rộng ra là lao động chưa thành niên. Các Công ước này đã thể hiện quan điểm, sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động như quy định tuổi tối thiểu lao động, cấm sử dụng trẻ em làm việc ban đêm, kiểm tra sức khỏe phù hợp với công việc, những điều kiện sử dụng trẻ em làm việc dưới lòng đất, xóa bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Nhìn nhận cũng như đánh giá tác động của các Công ước này với quan điểm cũng như tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, Việt Nam đã phê chuẩn nhiều Công ước quốc tế về lao động, trong đó có các công ước cơ bản như: Công ước số 29 (1930) - Công ước về lao động cưỡng bức vào năm 2007; Công ước số 100 (1951) - Công ước về trả công bình đẳng vào năm 1997;

65

Công ước số 138 (1973) - Công ước về độ tuổi lao động tối thiểu vào năm 2003; Công ước số 182 (1999) - Công ước về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em vào năm 2000; Công ước số 98 (1949) - Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, vào năm 2019 và gần đây, Công ước số 105 về xóa bỏ Lao động cưỡng bức đã được Việt Nam thông qua vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, cần tiếp cận các tiêu chuẩn, các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Do đó, khi đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên, cần phải bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các các tiêu chuẩn mang tính nền tảng của quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao, hội nhập quốc tế. Tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.”.

Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, nhằm mở rộng quan hệ với các nước, tạo thuận lợi trong giao lưu thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế thì pháp luật cũng cần tiếp cận những quy định về lao động chưa thành niên của các quốc gia khác, nhất là các quy định tiến bộ hoặc các quy định mà các Công ước quốc tế chưa đề cập tới và mang tính chất bảo vệ tốt hơn cho người lao động chưa thành niên, lao động trẻ em và đảm bảo cho họ được làm việc trong môi trường phù hợp, tránh khỏi những công việc ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của họ

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 69 - 70)