Bảo vệ quyền trẻ em

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 70 - 71)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

3.1.2.Bảo vệ quyền trẻ em

Bảo vệ quyền trẻ em hay nói rộng ra là bảo vệ trẻ em luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Trẻ em là thế hệ tương lai, là chủ nhân đất nước và là lực lượng lao động chất lượng cao cho tương lai. Do vậy, đặt dưới vấn đề bảo vệ lao động chưa thành niên cũng là đặt vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em và thực chất, bảo vệ lao động chưa thành niên không được mâu thuẫn với bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em.

Xuất phát từ bản chất của lao động chưa thành niên, các em đều đang trong độ tuổi đi học, vẫn đang trong vòng tay của bố mẹ, vẫn cần được phát triển toàn diện về

66

cả thể chất lẫn tinh thần. Dựa trên những quan điểm đổi mới cùng sự quan tâm đến việc bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định về vấn đề này tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37:

“1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.”

Do đó, khi đề cập đến vấn đề hoàn thiện pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên thì một trong những nội dung quan trọng đó chính là bảo vệ cho trẻ em về những quyền cơ bản nhất. Quyền trẻ em là quyền cơ bản con người được áp dụng riêng cho đối tượng là trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em những điều kiện thuận lợi nhất để được sống an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện. Thực tế, nhìn dưới góc độ lý luận hay thực tiễn thì người chưa thành niên chính là thế hệ tương lai của đất nước. Ở độ tuổi, này họ phải đến trường, được trang bị kiến thức nền tảng để có thể phát triển bản thân. Do vậy, việc lao động chưa thành niên tham gia lao động không được nhà nước, xã hội khuyến khích. Song, lại không thể cấm đoán hay xoá bỏ đối tượng này ra khỏi quan hệ lao động.

Xét một cách tổng quan, lao động chưa thành niên là nhóm lao động đặc thù, dễ bị lạm dụng, bị bóc lột sức lao động, dễ bị xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em, bảo vệ cho họ được đảm bảo toàn diện các quyền cơ bản. Do vậy, các quy định của pháp luật cần phải xem xét và quan tâm đến cả việc bảo vệ quyền trẻ em bởi xét ở mọi khía cạnh, bảo vệ quyền trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên. Vì vậy, định hướng mang tính quan trọng nhất đó chính là bảo đảm cho lao động chưa thành niên những quyền và lợi ích hợp pháp, bên cạnh đó, phải bảo vệ quyền trẻ em cho họ. Có nghĩa là, phải bảo vệ cho khi khi tham gia quan hệ lao động những vẫn đảm bảo cho họ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, được học tập đầy đủ, được đáp ứng các yếu tố về thể chất, tinh thần cũng như đảm bảo cho họ được bồi dưỡng toàn diện và nghiêm cấm các hành động lạm dụng, bóc lột sức lao động của họ.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 70 - 71)