Thực tiễn áp dụng quy định về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 60 - 61)

6. Tính khó và tính mới của đề tài: Error! Bookmark not defined.

2.5.2.Thực tiễn áp dụng quy định về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao

Mặc dù, pháp luật nước ta đã có những quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên. Tuy nhiên, thực tiễn trong xã hội hiện nay cho thấy tình trạng về an toàn, vệ sinh lao động ở lao động chưa thành niên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập xảy ra.

Hiện nay, một bộ phận lao động chưa thành niên đang làm việc trong môi trường lao động ngoài trời; đi lại nhiều dễ bị tai nạn, nguy hiểm; điều kiện làm việc quá nóng hoặc quá lạnh; một số môi trường làm việc còn có hoá chất độc hại gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của lao động chưa thành niên. Thậm chí, lao động chưa thành niên còn phải làm những công việc, nơi làm mà pháp luật đã cấm. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 933 ngàn lao động chưa thành niên làm việc ở những nơi có nguy cơ bị bóc lột và bị xâm hại, trong đó có 11,6% lao động phải dịch chuyển nơi làm liên tục; gần 3,9% lao động chưa thành niên làm việc tại các nhà máy, xưởng sản xuất; trên 2,3% làm việc tại nhà khách hàng, 1,47% làm việc tại các nhà hàng, quán, bar, khách sạn; khoảng 2,45% lao động chưa thành niên phải làm việc tại các phố chợ. Các địa điểm làm việc khó khăn như mỏ đá, công trường xây dựng, xưởng sản xuất, hoặc môi trường nhạy cảm như cửa hàng, quán, bar, nhà hàng, khách sạn chủ yếu là người chưa thành niên ở nhóm từ 15 tuổi đến 17 tuổi [30]. Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế, năm 2020 có 160 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em và 79 triệu trẻ em đang làm những công việc nguy hiểm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, cảnh báo số lao động trẻ em trên toàn thế giới sẽ tăng lên thêm 8,9 triệu (tức là có 168,9 triệu) vào năm 2022 [18].

Sở dĩ, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong các nguyên nhân cơ bản chính là tác động của nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng khiến cho tỷ lệ giàu nghèo ngày càng chênh lệch cùng với những tác động của dịch bệnh Covid-19 nên một bộ phận người chưa thành niên không có được được đảm bảo yêu cầu ổn định về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, nhận thức và hiểu biết của lao động chưa thành niên còn hạn chế nên khi tham gia quan hệ lao động dễ bị lợi dụng và khó để tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặt dưới góc độ bảo đảm lợi ích của mình nên người sử dụng lao động ít quan tâm hoặc không quan tâm, chăm sóc đến điều kiện, môi trường cho người lao động nói chung và lao động chưa thành niên. Dưới một góc độ khác, xuất phát từ chính yếu tố nhu cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm hay an toàn, vệ sinh trong lao động vì thế chính điều này đã khuyến khích cho những người sử dụng lao động thực hiện những

56

hành vi vi phạm pháp luật đối với lao động chưa thành niên trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Cùng với đó, hiện nay ở Bộ luật Lao động năm 2019 hay Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 chưa có quy định riêng đối với việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với lao động chưa thành niên. Thực chất, xuất phát từ yếu tố phát triển của lao động chưa thành niên cùng yêu cầu bảo vệ cho họ nên việc không quy định cụ thể về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên tạo nên những bất cập khi thi hành trên thực tế bởi trình độ, thể lực của lao động chưa thành niên không phát triển như lao động chưa thành niên. Cùng với đó, ở một số tiêu chuẩn họ không đáp ứng được. Do vậy, khi áp dụng chung trong quy định về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động khác với lao động chưa thành niên không mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên (Trang 60 - 61)