Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 44)

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam triển Việt Nam

BIDV là một trong 4 NHTM lớn của nhà nước và cũng là NHTM lâu đời nhất Việt Nam, BIDV trãi qua các giai đoạn hình thành và phát triển như sau:

Ngày 26 tháng 04 năm 1957 Ngân hàng được thành lập theo Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam,

Đến Ngày 26 tháng 06 năm 1981 đổi tên thành Ngân hàng Đàu tư và Xây dựng Việt Nam,

Từ ngày 18 tháng 11 tháng 1994 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình Ngân hàng Thương mại.

Ngân hàng chính thức cổ phần hóa vào ngày 1/5/2012.

Tháng 01 năm 2014 Niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.

Ngày 23 tháng 5 năm 2015 Sáp nhập ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vào hệ thống BIDV.

BIDV đã có lịch sử 59 năm hoạt động, đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp và phủ kín 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Tính đến thời điểm 31/12/2015 BIDV có 01 trụ sở chính, 182 Chi nhánh với 799 phòng giao dịch, 02 đơn vị trực thuộc (trường đào tạo cán bộ BIDV, Trung tâm công nghệ thông tin), 02 văn phòng đại diện tại Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng), 06 văn phòng đại diện tại nước ngoài (Campuchia, Lào, Myanmar, Séc, Đài Loan, Liên Bang Nga), 04 công ty con (công ty cổ phần chứng khoán BIDV-BSC, Tổng công ty bảo hiểm BIDV-BIC, Công ty cho thuê tài chínhTNHH MTV BIDV-BLC, Công ty

TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV-BAMC). Mạng lưới hoạt động của BIDV phân bố tập trung 31% ở khu vực động lực phía Bắc, 20% ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,12% ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, 11% ở khu vực miền núi phía Bắc, 9% ở khu vực Bắc trung bộ, 7% ở khu vực Nam trung bộ, 6% ở khu vực Tây Nguyên và 3% ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng.

Đội ngũ nhân sự không ngừng lớn mạnh lên gần 24.000 người trong năm 2015 với nâng lực trình độ chuyên môn cao.

BIDV luôn chủ động đi đầu, linh hoạt trong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu đã được Chính phủ, NHNN đề ra. BIDV luôn tích cực với vai trò Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư vào Lào, Campuchia, Myanma, đóng góp có hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội các quốc gia láng giềng, góp phần ổn định an ninh quốc phòng của đất nước.

BIDV là “Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2014”, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức xếp hạng đối với BIDV lên B1 (tăng 1 bậc so với kỳ trước). Moody’s cũng đánh giá BIDV là ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng khắp và sở hữu một hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. Tổ chức định hạng Standard & poor’s đã giữ nguyên định hạng tín nhiệm đối với BIDV, qua đó thể hiện sự ổn định và tăng trưởng tín nhiệm của BIDV đối với quốc tế.

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2015)

Sơ đồ 2.1: cơ cấu hoạt động của BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)