ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng tại BIDV

Nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro BIDV chỉ đạo tăng cường quản lý tín dụng, kiểm soát cơ cấu và chất lượng tín dụng đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn bền vững:

- Tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, ưu tiên nguồn vốn tín dụng đối với các ngành/lĩnh vực được chính phủ ưu tiên khuyến khích, được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp FDI, các ngành có hệ số rủi ro thấp theo thông tư 36; ưu tiên lựa chọn hỗ trợ cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp khởi sự có tài sản đảm bảo chắc chắn, đáp ứng đầy đủ chính sách cấp tín dụng của BIDV.

- Thực hiện rà soát tổng thể danh mục dư nợ ngành, khách hàng, nhóm khách hàng liên quan lớn để có lộ trình và giải pháp thực hiện giảm dần mức độ tập trung khách hàng. Kiểm soát cơ cấu tín dụng ngành, lĩnh vực theo định hướng của HĐQT, hạn chế tiếp cận đối với các ngành có dư nợ tín dụng đang tập trung cao.

- Lập đề án khôi phục hoạt động VAMC, đảm bảo các điều kiện cần thiết để tham gia tích cực hơn vào thị trường mua bán nợ; tiếp tục thực hiện triển khai chuỗi các dự án Basel mà BIDV đang thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống BIDV về việc thực hiện các quy định về tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tăng cường giám sát chất lượng tín dụng trong hệ thống trên cơ sở thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách

hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý. Hạn chế, kiểm soát chặt chẽ đối với những ngành đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3.1.2 Quan điểm phát triển KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV

Phù hợp với tiêu chuẩn của Ủy ban COSO về kiểm soát nội bộ.

- Vận dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng trong hoạt động tín dụng, kế thừa các kinh nghiệm, mô hình về quản lý rủi ro của các nước phát triển để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do sự yếu kém của hệ thống KSNB.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam bao gồm các vấn đề như: các quy định của pháp luật, mức độ hiện đại của công nghệ thông tin ngân hàng, nguồn nhân lực, trình độ của cán bộ tại Việt Nam.

- Hệ thống KSNB của BIDV được xây dựng dựa trên tinh thần tuân thủ yêu cầu về xây dựng hệ thống KSNB đối với TCTD và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài theo thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 có hiệu lực ngày 12/02/2012.

- Hiệu quả kiểm soát đem lại phải tương ứng với chi phí đầu tư cho bộ máy kiểm soát. Phân giao kế hoạch tiết kiệm chi phí đến từng bộ phận, gắn với trách nhiệm trong chu trình cấp tín dụng. Triển khai triệt để dự án tập hợp và phân bổ thu nhập - chi phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và hiệu quả giám sát của bộ máy.

- Kiểm soát nội bộ phải độc lập và khách quan trong phạm vi hoạt động của nó với chức năng kiểm tra và chức năng kiểm toán phải được phân định rõ ràng. Tăng cường quản lý rủi ro, phê duyệt tín dụng tập trung tại Trụ sở chính phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh tại Việt Nam và đặc thù BIDV.

- Kiểm soát nội bộ phải có đủ điều kiện và năng lực để nhận diện và đánh giá rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)