Theo khảo sát của Ủy ban giám sát ngân hàng (Basel), các loại hình không tuân thủ kiểm soát điển hình dẫn tới tổn thất, thậm chí đỗ vỡ hoạt động kinh doanh ngân hàng do một số tồn tại sau:
- Thứ nhất: Nền văn hoá kiểm soát không hiệu quả do ban lãnh đạo thất bại trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB hiệu quả thông qua lời nói và hành động của mình và thất bại trong việc bảo đảm cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quản lý được định nghĩa rõ ràng.
Các bài học từ thất bại cho thấy, các trường hợp mất mát lớn đều xuất phát từ sự thiếu quan tâm của ban lãnh đạo, sự buông lỏng trong văn hóa kiểm soát của ngân hàng, thiếu định hướng đúng đắn và sự quan tâm sâu sát của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, cũng như thiếu sự phân công vai trò trách nhiệm rõ ràng. Các trường hợp này cũng cho thấy sự thiếu hụt các động lực để ban lãnh đạo áp dụng một hệ thống giám sát mạnh và duy trì ý thức cao về kiểm soát trong kinh doanh.
Chính sự yếu kém này đã làm cho một số giao dịch đã được thực hiện hoàn toàn ngoài mọi sự kiểm soát và các lãnh đạo ngân hàng không được báo cáo rõ ràng về tính chất, tầm cỡ của giao dịch cũng như mức độ rủi ro đang gặp.
- Thứ hai, việc nhận thức và đánh giá rủi ro không đầy đủ góp phần gây ra những tổn thất cho ngân hàng.
Thực tế cho thấy, vì tiềm năng lợi nhuận cao đi kèm theo một số khoản vay, đầu tư và các công cụ phái sinh đã làm cho ban lãnh đạo ngân hàng buông lỏng trong việc đánh giá kỹ lưỡng rủi ro và không bố trí đủ các nguồn lực để tiếp tục theo dõi và đánh giá rủi ro hoặc không cập nhật kết quả đánh giá rủi ro khi có thay đổi đáng kể trong môi trường hay điều kiện kinh doanh. Nhiều trường hợp gần đây cho thấy các hệ thống kiểm soát thích hợp với các sản phẩm đơn giản không có khả năng xử lý các sản phẩm phức tạp hơn.
- Thứ ba, các Ngân hàng thường không tuân thủ một số nguyên tắc kiểm soát kiểm soát nội bộ cơ bản như phân công nhiệm vụ bị bỏ qua. Việc phân nhiệm một trong những nhân tố quan trọng của KSNB lại thường ít được quan tâm và chính sự yếu kém trong phân công nhiệm vụ là nhân tố chính gây ra tổn thất lớn cho NH.
- Thứ tư, thông tin trong ngân hàng không đủ độ tin cậy hoặc không đầy đủ xuất phát từ sự trao đổi thông tin trong nội bộ ngân hàng không hiệu quả. Các ngân hàng thất bại trong việc trong việc trao đổi các nhiệm vụ kiểm soát hay thất bại trong việc công bố các chính sách, không đảm bảo rằng chính sách đã được đọc hiểu và tuân thủ bởi tất cả các cán bộ trong ngân hàng.
Để có hiệu quả, các chính sách và quy trình cần được trao đổi với tất cả nhân viên liên quan. Một loại tổn thất Ngân hàng xảy ra là vì các nhân viên liên quan không biết hoặc không hiểu các chính sách của Ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, thông tin về các sai sót đáng ra phải được báo cáo lên trên qua các cấp tổ chức đã không đến được Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc cho đến khi các vấn đề này trở nên trầm trọng. Trong một số trường hợp khác, thông tin trong các báo cáo điều hành không đầy đủ và chính xác, tạo ra ấn tượng giả mạo về hiện trạng kinh doanh.
- Thứ năm, do Ngân hàng đánh giá rủi ro không đầy đủ nên hệ thống KSNB không có các quá trình theo dõi liên tục hoặc thiếu sót trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng không cung cấp đủ nguồn lực để kiểm soát, theo dõi các hoạt động có rủi ro cao.
Trong nhiều trường hợp, các hoạt động kiểm soát đã không thực hiện đúng chức năng theo dõi trong việc xem xét và đối phó với các thông tin hàng ngày nhằm chỉ ra các hoạt động bất thường như vượt quá giới hạn rủi ro, vượt quá số dư tài khoản khách hàng, hoặc thiếu báo cáo tài chính hiện thời của khách hàng. Các hoạt động thương mại bị che giấu bởi các tài khoản khách hàng không có thực, những thua lỗ lớn thể hiện một số rủi ro như hiệu suất sinh lời bất thường so với mức độ
rủi ro và mức độ tăng trưởng nhanh trong một hoạt động kinh doanh mới xa cách về địa lý với tổ chức mẹ, một số cảnh báo từ các kiểm toán viên độc lập về hoạt động của bộ phận đó không được ban lãnh đạo xử lý, gây tổn thất lớn cho ngân hàng.
- Thứ sáu, Kiểm toán nội bộ không đảm bảo là một nguồn đánh giá độc lập hiệu quả, đặc biệt là ở các ngân hàng gặp vấn đề. Lý do là vì hoạt động kiểm soát diễn ra manh mún, thiếu hiểu biết toàn diện về các quy trình kinh doanh và thiếu sự theo dõi khi nhận ra vấn đề. Nguyên nhân xuất phát từ phương thức kiểm toán phân đoạn. Nhân viên KSNB thiếu hiểu biết và không được đào tạo đầy đủ về các sản phẩm và thị trường. Chính vì thiếu kỹ năng chuyên môn nên họ thường do dự khi đặt ra các câu hỏi và khi có nghi ngờ họ thường dễ chấp nhận câu trả lời hơn là kiểm nghiệm nó. Sự kém hiệu quả của kiểm soát cũng xuất phát từ sự không theo sát một cách thích hợp của Ban lãnh đạo đối với các vấn đề mà kiểm soát viên phát hiện.4
Kết luận chương I
Chương I tác giả trình bày tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và khái niện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng theo khung kiểm soát hợp nhất của COSO năm 2013, khung KSNB của Uỷ ban Balse, theo thông tư 44/2011/TT-NHNN tại Việt Nam. Theo thông lệ tốt nhất hiện nay là khung KSNB của COSO, tác giả nghiên cứu hệ thống KSNB hoạt động tín dụng ngân hàng theo 5 cấu phần: Môi trường kiểm soát, hệ thống nhận diện đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin trao đổi và hoạt động giám sát. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các mô hình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của các ngân hàng khác và rút ra bài học kinh nghiệm.
Đây là sơ sở lý thuyết cần thiết để tác giả tiếp tục phân tích đánh giá thực trạng hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV trong chương II.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN