Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98 - 100)

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

3.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát

 BIDV cần tách bộ phận QLKH thành bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận hỗ trợ tín dụng, như vậy mới thực hiện nghiêm túc việc phân chia trách nhiệm rõ ràng, hạn chế rủi ro. Bộ phận quan hệ khách hàng chỉ tìm kiếm, tiếp xúc lôi kéo khách hàng, thẩm định khách hàng và đề xuất tín dụng còn bộ phận hỗ trợ tín dụng thực hiện soạn thảo và kiểm soát hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ pháp lý... Tách bạch được thành 02 bộ phận sẽ giảm thiểu được khối lượng công việc khác nhau mà mỗi cán bộ khách hàng phải đảm nhận, giúp cán bộ có thời gian tìm kiếm khách hàng và thẩm định khách hàng kỹ càng hơn, thu thập thông tin có ích nhiều hơn, nâng cao chất lượng quyết định cấp tín dụng.

 BIDV cũng cần tách bạch rõ ràng chức năng thẩm định khoản vay và chức năng thẩm định TSĐB. Cán bộ định giá tại chi nhánh chịu trách nhiệm đánh giá, thẩm định về TSĐB nợ vay và không tham gia vào công tác thẩm định hồ sơ khách hàng để đề xuất tín dụng. Việc tách bạch hai chức năng này giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá khách quan và chính xác hơn sẽ góp phần giảm thiểu được rủi ro cho Ngân hàng.

 BIDV nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, đảm bảo có phòng ban tham gia phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình. Để thực hiện được BIDV cần chú trọng các vấn đề sau:

Kiếm soát đối với giai đoạn trước, trong khi cho vay:

 Cán bộ QLKH phải phỏng vấn, trao đổi nắm bắt thông tin ban đầu về nhu cầu tín dụng, thời hạn, mục đích vay của khách hàng. Qua thông tin khách hàng cung cấp cán bộ QLKH cần đánh giá sợ bộ về tình hình tài chính, nguồn thu nhập, kinh nghiệm và uy tín trên trị trường, phương án trả nợ và các biện pháp bảo đảm tiền vay để chọn ra các khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt, và có thể trở thành khách hàng quan hệ thường xuyên với BIDV hay không.

 Cán bộ QLKH cũng phải tư vấn cho khách hàng về điều kiện cho vay; Nguyên tắc, quy trình tín dụng và giám sát tín dụng nhằm giúp cho khách hàng hiểu rõ được chính sách cho vay của BIDV từ đó đưa ra quyết định hợp lý khi tiến hành quan hệ tín dụng.

 Đối với những khách hàng mà ngân hàng từ chối cho vay thì cán bộ QLKH phải nhập thông tin khách hàng và lý do từ chối cho vay để lưu trữ và phục vụ cho công việc báo cáo, truy vấn của toàn hệ thống BIDV sau này.

 Phòng QLRR xây dựng các dấu hiệu rủi ro cho từng sản phẩm vay tại chi nhánh mình và phối hợp với phòng QLKH thực hiện đánh giá rủi ro dựa trên tình hình thực tế của khách hàng với những rủi ro mà Phòng QLRR đã xây dựng. Đề xuất những chính kiến độc lập lên ban lãnh đạo.

Kiểm soát thực hiện giám sát giải ngân và sau khi cho vay:

 Phòng QTTD phối hợp với phòng QLKH đảm bảo giải ngân đúng nguyên tắc vay vốn, đảm bảo sử dụng vốn vay có chứng từ chứng minh và họp lệ. Hạn chế đa giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường họp cấp tín dụng đối với các lĩnh vực kinh doanh như thu mua nông, lâm, thủy sản của các hộ dân,...

 Sau khi cho vay, cán bộ QLKH cần phải giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng chặt chẽ, xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Trong trường hợp sử dụng vốn sai mục đích phải tiến hành thu hồi vốn vay theo hợp đồng đã cam kết.

 Thực hiện kiểm tra thực tế theo đúng quy trình và chu trình kinh doanh của khách hàng, nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, kịp thời hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện ký khống trên giấy tờ.

 Kiểm tra hiện trạng, chất lượng, số lượng của tài sản bảo đảm, trong trường hợp có hao hụt, mất mát, hư hỏng hoặc giảm giá trị dẫn đến không đủ bảo đảm cho khoản vay theo phán quyết cấp tín dụng phải yêu cầu khách hàng giảm dư nợ tương ứng hoặc bổ sung thêm tài sản bảo đảm.

 Những khoản vay bị quá hạn kéo dài phải được xử lý một cách triệt để bằng nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ.

 Khi phát hiện những món vay biểu hiện có vấn đề, như khách hàng vay cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, cán bộ QLKH phải lập biên bản và báo cáo ngay lãnh đạo Ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)