Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng và nợ xấu giai đoạn 2013-2105

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 49)

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

2.1.3 Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng và nợ xấu giai đoạn 2013-2105

Với phương châm tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và kiểm soát chất lượng, hướng nguồn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, sản phẩm và dịch vụ BIDV đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại BIDV giai đoạn 2013-2015

Tổng dư nợ tín dụng năm 2015 đạt 598.434 tỷ đồng tăng 152.741 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,2% trong đó tăng 6.6% là do sáp nhập. So với Kết quả trên cho thấy BIDV đã thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng thành công. Bên cạnh đó BIDV bám sát chỉ đạo của chính phủ và NHNN tại nghị quyết số 01/NQ-CP của chính phủ, chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN, BIDV đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp (3 lần giảm lãi suất). Triển khai 15 gói tín dụng với giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân.

Thu nhập từ lãi cho vay năm 2014 giảm 0.9% so với năm 2013 là do trong giai đoạn này lãi suất cấp tín dụng trên mặt bằng chung của ngân hàng giảm, cùng với việc sáp nhập MHB làm tăng chi phí dự phòng rủi ro nên dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, đến năm 2015 dư nợ tín dụng tăng nên thu nhập từ lãi vay khách hàng năm 2015 đạt 35.183 tỷ đồng, tăng 0.91% so với năm 2014.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng dư nợ tín dụng BIDV giai đoạn 2013-2015

Về cơ cấu tín dụng:

Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DƯ NỢ TỶ LỆ (%) DƯ NỢ TỶ LỆ (%) DƯ NỢ TỶ LỆ (%) Nợ ngắn hạn 220,539 56 256,607 58 340,815 57 Nợ trung hạn 51,615 13 62,187 14 81,673 14 Nợ dài hạn 118,880 30 126,899 28 175,947 29 Tổng dư nợ 391,035 100 445,693 100 598,435 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2014, 2105 của BIDV)

Cơ cấu tín dụng của BIDV không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2013 - 2015, trong đó nợ ngắn hạn vẫn chiểm tỷ lệ cao nhất. Rủi ro tín dụng thường phát sinh ở dư nợ cho vay trung dài hạn bởi thời gian dài gắn liền với chu kỳ kinh tế, khả năng kinh doanh của khách hàng, do đó việc duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn cao cho thấy BIDV

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2013 2014 2015

luôn chú trọng đến việc kiểm soát tín dụng theo cơ cấu nợ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ tín dụng giai đoạn năm 2013-2015 theo thời hạn vay.

Cùng với tăng trưởng tín dụng, BIDV vẫn luôn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo đúng định hướng bởi dư nợ tín dụng tăng đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng tăng là điều tất yếu.

Bảng 2.4 Tình hình nợ xấu BIDV giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ xấu (%thực hiện) 2.37% 2.03% 1.68%

Nợ xấu (% kế hoạch) <3% <3% <3%; phấn đấu <= 2.5%

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013-2015 của BIDV)

Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm dần qua các năm. Để đạt được điều này là do BIDV luôn chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp để kiểm soát chất lượng tín dụng một cách quyết liệt và chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 giảm

57% 13% 30% 2013 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn 58% 14% 28% 2014 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn 57% 14% 29% 2015 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

mạnh còn 1.68%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu mà kế hoạch của hội đồng quản trị đề ra, là nhỏ hơn 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)