Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 89)

2.3 NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất: Môi trường kiểm soát

- Chưa nhận thức rõ trách nhiệm giảm thiểu rủi ro thuộc cán bộ QLKH là người đầu tiên tiếp xúc KH và cũng là người quản lý KH trong suốt thời gian KH có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

- Đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của một số nhà quản lý chưa phù hợp.

Thứ hai: Phân tích và đánh giá rủi ro

- Hệ thống chấm điểm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa vào thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, có một số thông tin phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất chủ quan của cán bộ trực tiếp quản lý. - Quá trình đánh giá khả năng của khách hàng còn mang tính cảm tính, chủ quan nên việc xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của cán bộ QLKH về khách hàng, thiếu sự kiểm tra, tái thẩm định lại thông tin.

- Chỉ tập trung đánh giá khách hàng đã có phát sinh nợ quá hạn mà chưa quan tâm đến khách hàng chưa đến kỳ hạn trả nợ.

Thứ ba: Hoạt động kiểm soát

- Các quy định nội bộ của BIDV chưa cụ thể hoá trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo.

- Việc thẩm định giá tài sản đảm bảo vẫn chưa được tách bạch giữa cán bộ QLKH và cán bộ định giá tài sản đảm bảo, điều này đã tạo điều kiện cho cán bộ QLKH định giá tài sản không đúng giá trị thực tế, có thể cao hơn hoặc thấp hơn theo chủ ý của cán bộ QLKH.

- Cán bộ QLKH được phân công cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò vừa là tiếp thị khách hàng, bán chéo các sản phẩm, thẩm định các thông tin khách hàng, lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, xếp hạng khách hàng. Vì vậy, trong những trường hợp cán bộ QLKH không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình, thì sẽ dẫn đến phân tích khả năng của khách hàng không đúng, quyết định cấp tín dụng sai gây thiệt hại

cho ngân hàng. Cán bộ QLKH cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò cho thấy BIDV chưa đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm dẫn đến cán bộ QLKH nhũng nhiễu khách hàng hoặc thông đồng với khách hàng cố tình làm sai quy định.

- Việc kiểm tra sử dụng vốn vay không thực hiện được triệt để là do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ QLKH. Cán bộ QLKH đã không đến thực hiện kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng mặc dù BIDV có quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay cho thấy các cán bộ QLKH đã không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát.

Thứ tư: Thông tin và truyền thông

- Chưa xây dựng được báo cáo tổng hợp các dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng để làm cơ sở giúp cán bộ nhận biết rủi ro tín dụng.

- Thông tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ CIC, BCTC của khách hàng, từ các nguồn thông tin không chính thức và internet có độ chính xác không cao.

- Công việc tìm kiếm các thông tin về năng lực tài chính của khách hàng chưa có cơ sở tin cậy, các thông tin hỗ trợ trong việc thẩm định dự án, công nghệ máy móc thiết bị, TSĐB, nghành nghề kinh doanh cũng rất khó khăn, hoặc hiếm làm ảnh hưởng nhiều đến quyết định cấp tín dụng.

Thứ năm: Giám sát

- Nguồn lực cho kiểm tra kiểm soát nội bộ còn hạn chế về nhân sự, trình độ, kinh nghiệm và các phương tiện để thực hiện kiểm tra. Đội ngũ kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh quá mỏng, trình độ của cán bộ kiểm tra kiểm soát không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra cũng như việc đánh giá, nhận định các sai sót, vi phạm.

- BIDV mới chỉ chủ yếu thực hiện phương pháp kiểm tra truyền thống nên các cuộc kiểm tra, kiểm toán về tín dụng chỉ phát hiện được những vi phạm về tính tuân thủ, không phát hiện được các gian lận, rủi ro tiềm tàng trong các khoản vay.

Kết luận chương II.

Trong chương II, tác giả đề cập một số nội dụng cơ bản sau:

- Giới thiệu sơ lược về BIDV, trình bày kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động tín dụng của BIDV từ năm 2013-2015

- Phản ánh thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi dựa trên các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, phân tích đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát. Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân trong KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV.

- Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV tại chương II chính là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động KSNB của BIDV ở chương III

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)