3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát
Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho BIDV thực hiện mô hình phê duyệt phân tán, BIDV nên chuyển sang mô hình phê duyệt tập trung, với mô hình như sau:
Sơ đồ 2.8 Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung
Theo mô hình này BIDV thành lập thêm Hội đồng quản lý rủi ro tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý trong trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh. Việc thành lập này đảm bảo tính độc lập khách quan trong các quyết định cấp tín dụng của bộ phận QLRR, bên cạnh đó việc đặt tại các khu vực giúp cho Hội đồng QLRR khu vực có điều kiện nắm bắt được những đặc điểm, tình hình địa phương và thị trường nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
Hội đồng QLRR khu vực xem xét và phê duyệt các trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh và chịu trách nhiệm về việc đưa ra quyết định tín dụng dựa trên cơ sở thẩm định rủi ro của mình, đảm bảo tính độc lập khách quan với bộ phận QLKH. Và để không tạo nên tầng nấc trung gian gây ảnh hưởng đến tốc độ giải
KHỐI TÁC NGHIỆP TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ RỦI RO KHU VỰC KHỐI NGÂN HÀNG BÁN BUÔN, BÁN LẺ CÁC BAN TRUNG TÂM KHỐI HỖ TRỢ
quyết hồ sơ, đối với các khoản vay vượt thẩm quyền của hội đồng QLRR khu vực sẽ được trình thẳng lên cấp phê duyệt cao hơn (Phó tổng giám đốc,Tổng giám đốc, hoặc hội đồng tín dụng trung ương)
Tại chi nhánh dần xóa bỏ phòng QLRR vì phòng QLRR tại chi nhánh không đảm bảo tính khách quan khi đánh giá rủi ro các khoản vay.
Thực hiện thi tuyển theo đúng chức danh và giao nhiệm vụ theo đúng chức danh mà cán bộ đã trúng tuyển đầu vào, đo lường tuyển dụng nhân sự đánh giá cán bộ theo các thang đo về mặt định tính là đạo đức nghề nghiệp và mặt định lượng trình độ chuyên môn của cán bộ đó. Quy định sau khoảng một thời gian nhất định nếu cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của công việc đang đảm nhiệm thì tiến hành cho luân chuyển sang bộ phận khác thông qua việc thi tuyển lần nữa hoặc sa thải. Quy định hàng năm luân chuyển cán bộ QLKH nhằm tránh bị lạm dụng tín nhiệm gây tổn thất cho ngân hàng, tuy nhiên việc luân chuyển phải đúng chức năng nhiệm vụ của cán bộ đang phụ trách, Ngân hàng có thể luân chuyển cán bộ QLKH tại phòng KHCN, KHDN sang làm công tác QLKH tại các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Đối với cấp quản lý các Chi nhánh: trước khi ra quyết định đối với cấp quản lý BIDV cần có một cuộc sát hạch, phỏng vấn chặt chẽ để có thể đánh giá tổng thể về đạo đức, năng lực, cách thức quản trị điều hành của cấp quản lý. Sau khi ra quyết định thì cần tổ chức đào tạo thêm cho cấp quản lý nâng cao trình độ và nhận thức rõ hơn về vai trò quản lý của mình trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo rủi ro trong tầm kiểm soát.
Ban lãnh đạo quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, lề lối làm việc, cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các thành viên tham gia vào hoạt động tín dụng và chịu trách nhiệm với công việc được phân công, kiểm soát phối hợp với nhau trong công việc, mọi giao dịch luôn phải qua kiểm soát. Đảm bảo việc thực hiện nói phải đi đôi với làm, thống nhất từ trên xuống dưới.
Ban lãnh đạo truyền đạt đến các nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra bằng các phương pháp như tập huấn, hội họp, văn bản… bên cạnh đó ban hành các quy định và biện pháp chế tài đối với cán bộ không nghiêm túc trong việc thực hiện các quy trình kiểm soát.
Nâng cao nhận thức của cán bộ QLKH về tầm quan trọng ý nghĩa, vai trò của hoạt động tín dụng. Cán bộ QLKH cần thực hiện đúng quy trình cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khâu, không được chủ quan lơ là việc kiểm tra sau cho vay.