Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 104 - 105)

 Quản lý chặt chẽ hơn nữa các tổ chức tín dụng, hạn chế tình trạng các tổ chức do chạy theo số lượng nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình như: Cho vay không đúng nguyên tắc, không đúng quy trình nghiệp vụ,…Từ đó, hạn chế được tình trạng nợ quá hạn phát sinh trên diện rộng, đảm bảo được cho vay trên cơ sở an toàn vốn của ngân hàng.

 Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các tổ chức tín dụng. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm.

 Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

 Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng Ngân hàng. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các Chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trao dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

 Hiện nay, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro của các NHTM chưa được thanh tra NHNN thực hiện một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bội và rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra và việc đánh gía của thanh tra NHNN chỉ mang tín chất cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn, chưa kiến nghị cụ thể về hệ thống KSNB qua các kết luận thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro của NHTM, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

 - Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro.

 - Hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung các quy chế và quy trình thanh tra, giám sát Ngân hàng gồm cả việc đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống KSNB của NHTM.

 - Nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp cụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra Ngân hàng.

 - Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về Ngân hàng. Tiếp tục công tác ứng dụng những nguyên tác cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, của Uỷ ban Basel, cũng như việc tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.

 - Xây dựng tiêu chí giám sát nhằm thực hiện giám sát tài chính ngân hàng có hiệu quả và thống nhất. Các tiêu chí giám sát phải thống nhất và đồng bộ phù hợp với thực tiễn, song không xa rời với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam.

 - Tổ chức công tác thanh tra giám sát phải đảm bảo sự phối hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa để phát huy tốt nhất ưu thế của mỗi công cụ giám sát, đồng thời giải quyết hài hòa quyền lợi của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)