Tăng cường hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 101 - 102)

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

3.2.5 Tăng cường hoạt động giám sát

Theo thông tư 44 quy định nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ là “kiểm tra rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, hoạt động của tổ chức tín dụng dựa trên mức độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng đên hoạt động của tổ chưc tín dụng ”

Tuy nhiên tại BIDV tồn tại hai chức năng chồng chéo lên nhau, để phù hợp theo thông tư 44 của nhà nước và thông lệ quốc tế, BIDV nên tách rõ hai chức năng này, chức năng kiểm tra trực tiếp tại các Chi nhánh chuyển cho kiểm toán nội bộ thực hiện, còn kiểm tra kiểm soát nội bộ tập trung vào công tác giám sát từ xa, chú trọng đến những giao dịch bất thường, tham mưu tư vấn cho ban lãnh đạo. Để thực hiện được điều này BIDV cần bố trí lực lượng cán bộ kiểm tra, kiểm toán đầy đủ, hợp lý, đánh giá toàn diện về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và khả năng đáp ứng yêu cầu mới cao hơn về tính chuyên nghiệp, kỹ năng xử lý công việc, BIDV nên phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để năng cao năng lực đánh giá, phân tích tín dụng đo lường rủi ro cho cán bộ. Đồng thời BIDV cần tích cực cần triển khai các công cụ kiểm toán và kiểm soát hiện đại hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Để hạn chế công tác kiểm tra nặng về hình thức, BIDV cần xây dựng quy chế kiểm tra viên quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của các cấp kiểm tra viên. Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ kiểm tra kiểm soát trong quá trình tác nghiệp. Cán bộ kiểm tra kiểm soát cần được cấp thẻ kiểm tra viên và có những đặc quyền để thực hiện công tác kiểm tra trong toàn hệ thống BIDV theo chức trách quy định. Thẻ kiểm tra viên bị thu hồi khi không thực hiện đúng chức năng của mình. Bên cạnh đó để công tác kiểm tra kiểm soát có hiệu quả, ban kiểm soát cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Tiếp tục hoàn thiện nội dung và mẫu biểu báo cáo các chi nhánh và khu vực ngắn gọn hơn, tập trung các trọng tâm dấu hiệu vi phạm để cảnh báo.

+ Trên cơ sở các dấu hiện vi phạm, sai sót và tiềm ẩn rủi ro được nêu tại các báo cáo giám sát, có thư công tác trao đổi, xác minh và yêu cầu chấn chỉnh để hiệu quả công tác giám sát ngày được nâng cao hơn.

+ Đối với các dấu hiệu sai sót, vi phạm lớn được phát hiện qua công tác giám sát, cần xem xét và kiểm tra cụ thể tại hồ sơ, có thể yêu cầu Chi nhánh scan hồ sơ hoặc thành lập tổ kiểm tra thực tế để xác minh, làm rõ.

+ Nghiên cứu tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát từ xa đối với chi nhánh đặc biệt trong việc khai thác dữ liệu (chương trình GS2014, BIDV-MIS) và nhận diện một số rủi ro trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Giao dịch.

BIDV nâng cao trình độ cán bộ kiểm tra, kiểm soát tránh tình trạng không đồng đều, không đủ kinh nghiệm, kiến thức ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra giám sát.

Yêu cầu bản thân người lãnh đạo kiểm soát nội bộ cần có kiến thức chuyên sâu về kiểm toán kỹ năng hành nghề kiểm soát nội bộ để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành bộ phận kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)