Hạng mục khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông nhằm tăng cường bình đẳng giới và năng lực người phụ nữ(UNESCO, 2014)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 31 - 33)

phụ nữ(UNESCO, 2014)

Năng lực MIL Nếu tăng cường khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông bằng công cụ nâng

cao năng lực vì mục tiêu bình đẳng giới thì mọi công dân từ phụ nữ/trẻ em gái đến nam giới/trẻ em trai đều có thể đạt được các khả năng như sau:

Có thể nhận thức và giải thích chính xác về sự cần thiết của thông tin và truyền thông

Công nhận phải có thông tin về tất cả phụ nữ/trẻ em gái và nam giới/trẻ em trai trên truyền thông, sách báo và ký lục lịch sử.

Tìm hiểu xem có tồn tại hay không hình thức thông tin đặc thù về phụ nữ. Ví dụ như thông tin về người phụ nữ có ảnh hưởng trong lịch sử hoặc các nhà lãnh đạo nữ.

Yêu cầu dữ liệu thống kê riêng giới tính khi lập báo cáo tỷ lệ thất nghiệp, khả năng tiếp cận internet, tỷ lệ phổ cập điện thoại di động

Biết rõ vai trò và chức năng của người cung cấp thông tin và truyền thông trong xã hội dân chủ là gì

Hiểu và công nhận luận điểm tùy theo ảnh hưởng và vai trò các doanh nghiệp cung cấp thông tin truyền thông và internet có thể sửa đổi hoặc nghiêm trọng hóa tình trạng bất bình đẳng giới.

Các đơn vị cung cấp truyền thông và thông tin khác phải truyền đạt thông tin về bất bình đẳng giới tới người dân một cách rõ ràng dễ hiểu.

Hướng tới tính đa dạng của người cung cấp truyền thông và thông tin khác. Biết rõ môi trường/điều kiện

cần thiết để người cung cấp thông tin và truyền thông có thể thực hiện đầy đủ vai trò và chức năng của mình

Lên tiếng về quyền tự do biểu đạt quyết định, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt bản thân mà không lo sợ phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính.

Có thể tìm hiểu và tiếp cận với thông tin có ý nghĩa

Có thể tìm hiểu thông tin và tri thức về giới tính.

Có thể tìm hiểu thông tin liên quan tới luật thông tin khi muốn có thông tin về đối đãi bình đẳng và tăng cường năng lực cho phụ nữ do chính phủ sở hữu.

Tích cực tham gia vào vòng đời thông tin(bao gồm phát triển, thu thập, xử lý, lan truyền mọi hình thức thông tin), trong trường hợp cần thiết phụ nữ có thể tham gia vào qui trình thông tin của nhóm riêng.

Có thể đánh giá theo quan điểm phê bình về thông tin, quyền nội dung, uy tín, mục tiêu, tính rủi ro của những người cung cấp thông tin khác như truyền thông và internet

Tìm hiểu phân tích thông điệp của truyền thông, cần làm sáng tỏ nếu phát hiện thấy nội dung mang quan điểm chủ nghĩa phân biệt đối xử giới, định kiến giới và chủ nghĩa trọng nam…

Cần suy xét thông tin online và thông tin về phụ nữ/trẻ em gái trên tư duy phê bình. Giám sát hành động người sử dụng thông tin trong môi trường online, giảm thiểu ảnh hưởng nguy cơ tiềm ẩn đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Tài liệu khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông về bình đẳng giới:

Trung tâm thông tin khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông thuộc Tổ chức các nền văn minh Liên Hợp Quốc (UNAOC Media and Information Lit- eracy Clearinghouse) - https://milunesco.unaoc.org/ welcome/

Trang website khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông của Tổ chức giáo dục khoa học văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO Media and Information Literacy Site Pages) – https://en.unesco.org/themes/ media- and-information-literacy

Chương trình giảng dạy dành cho giáo viên về khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông của Tổ chức giáo dục khoa học văn hóa Liên Hợp Quốc (UNES-

CO Media and Information Literacy Curriculum for Teachers) - http://www.unesco.org/new/en/ com- munication-and-information/resources/publica- tions-and-communication-materials/ publications/ full-list/media-and-informationliteracy-curriculum- for-teachers/

Phương châm chính sách truyền thông của của Tổ chức giáo dục khoa học văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO Media and Policy and Strategy Guide- lines), http://www.unesco.org/new/en/communica- tion-and-information/resources/publications-and- communication-materials/publications/full-list/ media-and-informationliteracy-policy-and-strategy- guidelines/

Tài liệu quỹ giáo dục truyền thông - https://shop. mediaed.org/all-gender--culturec68.aspx

Có thể chích lọc và thể chế hóa thông tin và truyền thông

Thu thập thông tin liên quan tới yếu tố ngăn cản tăng cường năng lực và bình đẳng trên cơ sở kinh nghiệm, bối cảnh và nghiên cứu. Căn cứ trên thông tin thu thập được, tiến hành đối thoại và yêu cầu các bên liên quan xử lý đúng đắn vấn đề.

Có thể tổng hợp ý tưởng từ các nội dung và điều hành nhiều hoạt động trên nền tảng ý tưởng đó

Có trách nhiệm đạo đức trong việc sử dụng thông tin, có thể truyền đạt ý kiến và tri thức mới của mình tới độc giả và khán thính giả qua kênh truyền thông phù hợp

Công nhận và yêu cầu quyền tự do biểu đạt bản thân, công nhận thực tế quyền lợi luôn đi đôi với nghĩa vụ. Ví dụ, có trách nhiệm không cố ý lan truyền thông tin giả hoặc thông tin làm dấy lên lòng hận thù và phân biệt đối xử đối với một người hay một tập thể nào đó.

Có thể sử dụng kỹ thuật ICT để xử lý thông tin và chế tác nội dung người sử dụng

Tăng cường Agent chế tác thông tin và nội dung truyền thông on-offline trên cơ sở khả năng đọc hiểu thông tin·truyền thông. Điều này có nghĩa là khi chế tác nội dung liên quan tới phụ nữ, cần phản ánh hiện thực của người phụ nữ/trẻ em gái, tăng cường Agent đề xuất vấn đề định kiến giới đã trở thành chuẩn mực xã hội.

Cân nhắc kết quả tự nghiên cứu và thực tế cộng đồng địa phương, phát triển và phổ biến tiếp thị/nội dung xã hội ủng hộ bình đẳng giới. Cùng các nhà cung cấp thông tin khác

như truyền thông và internet hướng tới mục tiêu biểu đạt cá nhân, tự do biểu đạt, đối thoại giữa các nền văn hóa, tham gia dân chủ, bình đẳng giới; tích cực tham gia các hoạt động xóa bỏ bất bình đẳng dưới mọi hình thức

Tiếp cận và tham gia kênh truyền thông chính có thể làm nguồn thông tin đáng tin cậy(mọi lĩnh vực công/tư), truyền thông cộng đồng địa phương, internet; Lên tiếng hiệu quả về bình đẳng giới trong truyền thông và thông qua truyền thông. Khuyến khích tham gia dân chủ phụ nữ, tăng cường bình đẳng giới trong biểu hiện văn hóa.

4.4 Liên kết các mạng lưới

Từ những năm 1970, phương thức truyền thông miêu tả về người phụ nữ đã gây lo ngại cho những nhà vận động quyền phụ nữ. Hiện nay, các tổ chức phụ nữ đi tiên phong trong hoạt động ủng hộ nhân quyền phụ nữ quốc gia, nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề định kiến giới, lăng mạ phụ nữ/trẻ em gái, điều kiện tuyển dụng bất bình đẳng, an toàn cho nhà vận động nhân quyền và nhà báo nữ, bạo lực ảo phụ nữ/trẻ em gái… Những nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới quốc gia trong lĩnh vực truyền thông và thông qua truyền thông, bao gồm: Theo liên kết tương hỗ giữa giám sát thành quả bình đẳng giới của doanh nghiệp và bình đẳng giới đối với nội dung truyền thông, tăng cường công cụ communication liên quan tới bình đẳng giới như hoạt động ủng hộ, giáo dục, xây dựng chính sách, chế tác truyền thông và khen thưởng, mạng lưới commu- nication đã xuyên quốc gia, liên kết toàn khu vực và hình thành đồng minh toàn cầu. Ví dụ như chỉ riêng khu vực Mỹ Lantin, từ năm 2007 đã có rất nhiều mạng lưới giám sát truyền thông được thành lập thông qua Red Latinoameri- cana de Observatorios de Medios(Red Latinoamericana de Observatorios de Medios Comunicacion, năm 2007) Các tổ chức ủng hộ và vận động xã hội đã đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng cường bình đẳng giới trong truyền thông và thông qua truyền thông. Các tổ chức vận động nữ quyền đã nỗ lực nâng cao nhận thức về hình thức miêu tả và đối đãi phân biệt phụ nữ mà ngành công nghiệp

truyền thông đã vận dụng trong hàng chục năm nay. Các tổ chức này yêu cầu đổi mới khung pháp lý và qui chuẩn quốc tế/khu vực/quốc gia và lên tiếng yêu cầu đổi mới nội bộ tổ chức truyền thông. Thông qua nghiên cứu và giám sát toàn cầu/khu vực/quốc gia, bằng việc đánh giá định kỳ về cam kết và nghĩa vụ so với thành quả đạt được, các cơ quan truyền thông(tất cả các cơ quan công/tư) đề cao trách nhiệm của các tổ chức truyền thông, vận dụng nền tảng tri thức cập nhật rộng để giới thiệu các tiền lệ tốt và ủng hộ việc phát triển thêm các khuôn khổ qui chuẩn. Mạng lưới các chuyên gia truyền thông nỗ lực vì bình đẳng giới là một cơ chế quan trọng trong phòng ngừa bạo lực phụ nữ. Ví như mạng lưới chuyên gia truyền thông của tổ chức công đoàn các nhà báo trực thuộc tiểu ban phụ nữ hoặc các tiểu ban khác. Mạng lưới này có thể cung cấp mặt báo(không gian) cho các kênh truyền thông và các tổ chức phòng ngừa bạo lực phụ nữ/trẻ em gái nhằm chia sẻ tri thức chuyên môn và hình thành quan hệ đối tác.

Nếu vẽ sơ đồ liên kết các bên liên quan, các tổ chức và mạng lưới liên quan thì sẽ có thể hỗ trợ cho tìm tìm kiếm các cá nhân tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động phòng ngừa bạo lực phụ nữ/trẻ em gái trong truyền thông. Theo đó có thể tạo dựng quan hệ đối tác với họ, tiếp cận đối tác truyền thông, các kênh ngôn luận có thể thu hút mối quan tâm tham gia vào hoạt động phòng ngừa bạo lực phụ nữ/ trẻ em gái thông qua một mạng lưới rộng lớn hơn.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)