Phương pháp tiếp cận toàn diện với sự tham gia của cộng đồng: SASA! Raising Voices, nước Uganda

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 90 - 92)

Trung tâm phòng ngừa bạo lực gia đình là tổ chức NGO của Uganda. Tổ chức này đã nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực gia đình thông qua hoạt động huy động cộng đồng trong vòng 4 năm tại toàn thể khu vực hành chính Kampala. Trung tâm phòng ngừa bạo lực gia đình này đã sử dụng phương pháp tiếp cận ‘SASA!’ do Raising Voice sáng tạo để sử dụng trong phân tích hiện trạng bạo lực gia đình, huy động các thành viên của cộng đồng, nhân viên sở cảnh sát và sở y tế, cùng những người có quan hệ lợi ích khác. Trong đó có 85 người dân thường (tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau) gồm những người tham gia hoạt động tình nguyện cộng đồng, người tư vấn và nhà vận động. Những người này đã nhận sự hỗ trợ và giúp đỡ của trung tâm phòng ngừa bạo lực gia đình để huy động bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng và họ hàng. Giáo chủ khu vực, các nhà lãnh đạo phụ nữ truyền thống, và những người có liên quan tới chính phủ địa phương tham gia vào hoạt động này để hợp tác, truyền cảm hứng và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ, gần đây các cán bộ chính phủ địa phương đã cho thông qua luật phòng ngừa bạo lực gia đình đầu tiên của Uganda để áp dụng tại khu vực hành chính Kampala. Dự án này yêu cầu những người liên quan tới các cơ quan y tế, tổ chức tôn giáo, sở cảnh sát đánh giá lại chính sách/ thông lệ vốn có, chế độ hoá thông lệ và thái độ thân thiện hơn với phụ nữ.

Một vài khuyến nghị về chương trình thông qua hoạt động huy động cộng đồng như sau:

• Nhấn mạnh lợi ích mang tới cho nam giới và phụ nữ về

nhân quyền và quan hệ phi bạo lực.

• Thay vì xử lý hành vi bạo lực như một vụ án riêng lẻ, xử

lý hành vi bạo lực trong bối cảnh vì một gia đình khoẻ mạnh và quan hệ lành mạnh.

• Tổng hợp chiến lược thông qua chương trình tổng hợp

(ví dụ: tiến hành đồng thời chương trình giáo dục tập thể cùng với chiến dịch vận động qua phương tiện truyền thông đại chúng và outreach cộng đồng).

• Tạo động cơ cho các thành viên trong xã hội tự trở thành

nhà vận động, thúc đẩy hoạt động thường xuyên và nâng cao tinh thần làm chủ.

• Nhất định bao gồm nam giới.

• Giúp các thành viên xã hội tham gia trực tiếp và tăng

cường năng lực, giúp cơ quan đoàn thể, cá nhân có thể trở thành nhân vật chủ chốt trong sự thay đổi.

• Làm tăng hy vọng đối với các phương pháp đối phó với

bạo lực.

• Nhấn mạnh rằng mọi cá nhân có thể góp phần giải quyết

vấn đề, cá nhân hoá quy trình của chương trình huy động cộng đồng.

• Tạo môi trường để mọi người suy nghĩ về bạo lực đối với

phụ nữ không phải là vấn đề của cá nhân mà là vấn đề của toàn thể cộng đồng. (Michau năm 2007)

The Community for Understanding Scale-Up (CUSP) là hiệp hội bao gồm nhiều tổ chức khác nhau(CEDOVIP, IMAGE, In- stitute for Reproductive Health, OXFAM, Puntos de Encuen- tro, Raising Voices, Salamander Trust, Sonke Gender Jus- tice, Tostan, We Can), áp dụng chương trình thay đổi chuẩn mực xã hội đã được đánh giá tại các cộng đồng trên toàn

Nội dung về CUSP như sau:

• Dành đủ thời gian cho các tổ chức có trách nghiệm tiếp

nhận phương pháp tiếp cận chương trình.

• Cố gắng tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi của chương trình.

• Xây dựng nền tảng bền vững.

• Thúc đẩy sự tham gia của các lập trình viên.

• Suy nghĩ về những điều có thể và đang thay đổi ngoài

những con số cố định.

• Cá nhân hoá mọi nỗ lực (liên quan tới giá trị quan, lòng

tin, thông lệ, thái độ).

• Điều chỉnh và phát triển phù hợp với hoàn cảnh.

• Hỗ trợ sự đổi mới.

Nguồn tài liệu:

Quy tắc ứng xử phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ (A Framework to Underpin Action to Prevent Violence against Women): http://www.unwomen.org/en/ digital-library/publications/2015/11/prevention- framework

Phương pháp phòng ngừa bạo lực hiệu quả (What Works to Prevent Violence): http://www.whatworks. co.za/resources/evidence-reviews

Trung tâm tri thức ảo nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (The Virtual Knowledge Centre to End Violence against Women and Girls): http:// www.endvawnow.org/en/articles/343-community- mobilization.html

Điểm cuối của sự thay đổi: Nhân rộng hiệu quả của chương trình chuẩn mực xã hội vì bình đẳng giới (On the CUSP of Change: Effective scaling of social norms programming for gender equality) - http:// raisingvoices.org/wp-content/ uploads/2013/02/ Nhờ những hoạt động này, các qui chế mới được cải thiện đang dần được áp dụng tại khu vực hành chính Kampala. Hiện tại cộng đồng nơi đây đã nhận thức được rằng bạo lực gia đình là một vấn đề quan trọng, và cơ chế giúp đỡ phụ nữ địa phương đã được thiết lập. Đồng thời, người dân cũng bắt đầu đối phó tích cực với những người đàn ông sử dụng bạo lực và cách đối phó với hành vi bạo lực của các cơ quan công cũng đã được cải thiện. Mặc dù bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra tại khu vực hành chính Kampala, nhưng thái độ đối phó của cộng đồng đã được thay đổi nhiều. Phương pháp tiếp cận ‘Raising Voices’ được sử dụng cho dự án này đang được điều chỉnh và tiến hành phù hợp với cộng đồng trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)