Chương trình ủng hộ người sống sót ở Úc

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 69 - 71)

Từ năm 2000, Úc xây dựng chương trình ủng hộ nạn nhân/người sống sót như một trong những dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình. Chương trình này bao gồm những yếu tố thuộc khuôn khổ chiến lược nhằm đổi mới thông lệ đưa tin bài trên truyền thông ở toàn bang Victoria. Khuôn khổ này được xây dựng trên nền tảng nhận thức rằng muốn đổi mới nội dung truyền thông thời sự về bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái, thì ngoài con số thống kê về bạo lực, cần đan xen câu chuyện của người sống sót và phản ánh yếu tố nhân văn con người. Giờ đây, trên toàn bang Victoria, chương trình ủng hộ người sống sót sau bạo lực và bạo lực tình dục đã được sản xuất, những người phụ nữ/ trẻ em gái muốn chia sẻ câu chuyện của bản thân mình đều được cung cấp chương trình giáo dục về những điều cần lưu ý khi trả lời phỏng vấn truyền thông. Ví dụ, nạn nhân/người sống sót có thể đoán biết được những gì khi trả lời phỏng vấn truyền thông, học cách quản lý phỏng vấn, trau dồi thêm sự tự tin và sinh lực, có thể đối thoại về bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. Chương trình này cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ trước·trong·sau khi phỏng vấn (trong trường hợp cần thiết có thể được kết nối với cơ quan hỗ trợ dịch vụ liên tục). Chương trình này cung cấp thông tin, hỗ trợ, cơ hội tăng cường năng lực cho những người phụ nữ chia sẻ trải nghiệm bị bạo lực của mình. Đồng thời tạo điều kiện cho nhiều người sống sót có thể đề cao tiếng nói của mình qua truyền thông và các sự kiện công cộng. Đây là một chương trình gặt hái được nhiều thành công.

Truy cập trang website dưới đây để xem các thông tin chi tiết về chương trình ủng hộ người sống sót của bang Vic- toria tại Úc: https://www. safesteps.org.au/our-advocacy/survivor-advocate-program/ and http://whe.org.au/what- we-do/ prevention-of-violence-against-women/

vì vậy mà các diễn ngôn về bạo lực đối với phụ nữ trên các phương tiện truyền thông là vô cùng quan trọng: Nếu không cẩn trọng, những người làm truyền thông có thể vô tình tạo thêm tổn thương/dung túng hoặc duy trì vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ. Ngược lại truyền thông có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những định kiến và chuẩn mực xã hội dung túng chấp nhận bạo lực

Theo nghiên cứu toàn cầu, thông lệ đưa tin bài về tính đại diện của phụ nữ, bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ luôn yếu kém trong hàng chục năm nay. Dự án giám sát truyền thông toàn cầu(Global Media Monitoring Project) (GMMP, 2015) cho kết quả như sau:

• Sau năm 2000, trong tổng thể số tin bài được đưa chỉ có

10% đề cập tới vấn đề phụ nữ. Trong nội dung thời sự về chính trị và kinh tế, nội dung liên quan tới phụ nữ chỉ chiếm lần lượt là 7% và 5%.

• Trên kênh thời sự kỹ thuật số và News Tweets, tỷ trọng tin bài liên quan tới phụ nữ tăng cao nhất là 26%, nhưng đây vẫn là con số quá thấp để đạt cân bằng giới.

• Định kiến giới vẫn còn rất nặng nề trong truyền hình thời

sự. Ví dụ, thông tin thời sự đề cập tới vấn đề định kiến giới chỉ chiếm chưa tới 4% trên toàn bộ các phương tiện truyền thông như kênh truyền hình, in ấn, phát thanh, kỹ thuật số …

• Trong năm 2005, theo truyền thông, số nạn nhân nữ

sống sót sau vấn nạn bạo lực là 6%, năm 2015 là 27%. Qua đây có thể nhận thấy rằng, trong 10 năm qua thực tế đã có nhiều thay đổi và tiến bộ nhưng qua lăng kính thời sự nạn nhân sống sót trong những vụ bạo lực vẫn bị miêu tả một cách tiêu cực.

Tìm hiểu giá trị và thông lệ của truyền thông thời sự

Nguyên tắc trọng tâm trên cơ sở giá trị chuyên môn·đạo đức của nghề báo thời sự là tính chính xác, tính công bằng, cân bằng và không thiên vị. Trong hầu hết các tình huống, nếu không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhà nước hoặc chính phủ thì truyền thông thời sự tự cho rằng mình không có “đề xuất” gì đặc biệt cũng như không có liên kết gì với mục đích chính trị hoặc xã hội nào cụ thể. Quá trình quyết định biên tập của truyền thông thời sự phải tôn trọng những giá trị cốt lõi như tính trung lập, tính tự chủ

và tự do. Mặt khác, so với những câu chuyện có ảnh hưởng tích cực tới xã hỗi, người làm truyền thông lại có khuynh hướng muốn lựa chọn những câu chuyện có “giá trị thời sự” mạnh.

Thông thường trong các cuộc họp biên tập thường kỳ, thời hạn phải quyết định đưa thông tin thời sự nào là rất cấp bách. Trong một khoảng thời gian ngắn, nhà báo phụ trách thông tin này phải tìm kiếm thông tin, tiến hành phỏng vấn, tranh luận và chuẩn bị. Tin bài thời sự có thể thay đổi nhanh chóng theo “chu kỳ tin tức 24 giờ” vì các sự kiện liên tục diễn ra trong thời gian này. Bởi vậy so với việc tìm người cung cấp thông tin mới bên ngoài, đa phần các nhà báo thường tìm thông tin từ những người quen biết. Trong bối cảnh này nếu muốn thay đổi theo chiều hướng tích cực thì cần có phương pháp tiếp cận từ nhiều mặt.

Tiếp cận truyền thông thời sự

Muốn thiết kế hoạt động can thiệp truyền thông thời sự thì cần có kế hoạch phù hợp. Ví dụ, lập kế hoạch đối phó với nhu cầu chu kỳ tin tức thời sự ngắn hạn, bột phát và thường xuyên; kế hoạch đổi mới lâu dài thông qua tăng cường năng lực của tổ chức và các thành viên (bao gồm cả nhân viên chính thức và nhân viên làm tự do) truyền thông thời sự.

Các khuyến nghị nhằm đạt mục tiêu trên:

• Hình thành quan hệ với các bên chế tác truyền thông

thời sự, chia sẻ kết quả phân tích nội dung của họ; Lập kế hoạch hỗ trợ đổi mới lâu dài (Ví dụ, hình thành mối quan hệ với các chuyên gia từng loại vấn đề, yêu cầu các chuyên gia kiểm duyệt tin bài trước khi đưa tin; Liên tục cung cấp chương trình giáo dục về giới cho các nhà báo; Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn chính sách và nôi dung nhận thức giới).

• Liên lạc với các cơ quan truyền thông mục tiêu càng sớm

càng tốt và gặp họ lúc họ thuận tiện. Google, Twitter và các phương tiện truyền thông xã hội khác cung cấp các thông tin hữu ích về nhà báo nào làm việc ở đâu và họ quan tâm đến điều gì.

• Tìm hiểu lịch trình và thời gian sản xuất tin tức thời sự, yêu cầu đưa các câu chuyện cụ thể vào kế hoạch lịch trình của hãng truyền thông liên quan. Người phụ trách

hoạt động can thiệp truyền thông liên tục giữ liên lạc với các đầu mối phụ trách truyền thông hiện có hoặc chuyên gia truyền thông trong/ngoài tổ chức. Hoặc thúc đẩy quan hệ với các đầu mối phụ trách truyền thông trước các sự kiện hoặc chương trình quan trọng(Ví dụ, ngày quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, ngày chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ 25 tháng 11, ngày nhân quyền mùng 10 tháng 12)

Tham khảo lịch có ghi các ngày kỷ niệm quốc tế ở trang website sau: http://www.un.org/en/sections/ observan ces/international-days/

• Duy trì danh sách cập nhật các chuyên gia, báo cáo liên

quan, ghi chú tóm tắt, căn cứ tài liệu để cung cấp cho các nhà báo khi họ cần.

Danh mục các phương tiện truyền thông giành cho phụ nữ của phụ nữ (Directory of media for women by women): http://www.wifp.org/publications/ directory- of-womens-media/

Nguồn cơ sở dữ liệu chuyên gia She Source(She Source Expert Database): http://www. womensmediacenter. com/shesource/

Ngoài việc lập kế hoạch hoạt động tham gia truyền thông trước, còn có phương pháp vận dụng các tin tin bài hiện tại đã đưa. Điều này có nghĩa là truyền tải mục tiêu truyền

thông thông qua các câu chuyện và thông tin thời sự hiện đang được đang tải hoặc thu hút sự quan tâm bằng các chiến dịch vận động/hoạt động can thiệp liên quan.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)