11cách hợp tác với truyền thông tại Úc (11 Ways to Work with Media)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 67 - 68)

Có một số hướng dẫn thông điệp truyền thông rất hữu dụng về bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. 3 chủ đề chính về hướng dẫn này gần đây được công bố tại Úc như sau:

Giải thích bình đẳng giới như chìa khóa để ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái

Vận dụng báo cáo và thông tin cho thấy định kiến và bất bình đẳng giới ảnh hưởng như thế nào tới việc phát sinh và dung túng cho bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. Giải thích điều này có phản ánh lồng ghép bối cảnh địa phương bằng thuật ngữ đơn giản đời thường là cách truyền thông hiệu quả nhất, tạo được sự đồng cảm cao nhất đối với khán giả mục tiêu.

Thảo luận về những yếu tố xã hội dung túng cho bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái

Thay đổi bất bình đẳng giới là trọng tâm của việc phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái nhưng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chiến tranh, tham nhũng của chính phủ cũng là các yếu tố làm gia tăng hoặc cực đoan hóa bạo lực. Môi trường xã hội khó khăn kéo dài cũng là yếu tố dung túng cho nguy cơ bạo lực. Các phương tiện truyền thông phải thường xuyên phân tích trao đổi các tin bài và nội dung truyền thông trong bối cảnh quốc tế. Ví dụ như khi giải thích về bối cảnh trong nước, nếu lồng ghép những tiền lệ của các quốc gia khác thì có thể hỗ trợ cho việc vạch rõ những yếu tố nguyên nhân mang tính xã hội dung túng cho bạo lực.

Đưa ra ví dụ về những việc người dân có thể làm nhằm ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái

Giải thích rõ rằng chính phủ, truyền thông, trường học, nơi làm việc, cộng đồng địa phương, gia đình và mỗi cá nhân đều có vai trò phải thực hiện để ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. Đưa ra các ví dụ thực tế từ những hành động nhỏ nhất tới những việc có ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội cộng đồng phù hợp với bối cảnh địa phương. Nhấn mạnh nội dung trách nhiệm đối với những vụ bạo lực phụ nữ/trẻ em gái không thuộc về nạn nhân, giải thích rõ rằng nạn nhân không có lỗi, việc để mặc các vụ bạo lực diễn ra liên tiếp không phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của nạn nhân.

Truy cập vào đường link dưới đây để xem chi tiết nội dung hướng dẫn: http://www.thelookout.org.au/sites/default/files/11_Ways.Full_Guide.pdf

Sử dụng mục tiêu thông điệp và truyền thông theo nhiều phương thức, thúc đẩy đối thoại để chỉ rõ vấn đề trong vai trò giới và giải quyết vấn đề bất bình đẳng:

• Vận dụng phim truyền hình có bố cục nhân vật nữ không

mang tính cách “thụ động” và nhân vật nam không mang tính cách “năng động”. Điều quan trọng và thiết yếu là để cho trẻ em gái, trẻ em trai, phụ nữ và nam giới thấy được hình mẫu người phụ nữ có quyền tự do, có cuộc sống thoát ra khỏi khuôn phép “chuẩn mực” mà hiện giờ họ đang kỳ vọng.

• Qua truyền thông xã hội, giới thiệu hình mẫu nhà lãnh

đạo nữ là người dân tộc thiểu số vốn thuộc đối tượng bị phân biệt đối xử.

• Sử dụng các hình thức truyền thông thay thế bao gồm

mạng xã hội và đài phát thanh cộng đồng, tạo điều kiện cho các cuộc trò chuyện đầy cảm hứng về trải nghiệm, quan điểm, hoạt động và phản kháng của phụ nữ và trẻ em gái.

• Tiếp cận với các đối tác truyền thông giải trí và thời sự

bằng những câu chuyện đời thực của những người phụ nữ dám chống lại bạo lực thay vì chỉ tập trung vào hậu quả của nạn nhân. Ví dụ, thông qua chương trình “quan sát đời sống”(fly on the wall) khắc họa đời sống thường nhật như nó vốn có, không có sự can thiệp của người làm truyền hình, mô tả hoạt động của các nhà vận động phụ nữ ở nhiều lứa tuổi và hoàn cảnh; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ phụ nữ; Câu chuyện của những người phụ nữ hoạt động trong các chiến dịch vận động giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)