BytesforAll (Byte vì mọi người), nước Pakistan.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 86 - 87)

Byte vì mọi người (B4A) chú trọng tới chấm dứt bạo lực giới thông qua kỹ thuật. Đây là Tổ chức nghiên cứu sử dụng công nghệ thông tin truyền thông đạt mục tiêu phát triển bền vững, hiện đang tăng cường vận động nhân quyền. Năm 2013, B4A đã nhận ‘Giải giao tiếp quốc tế Avon vì chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ’ nhờ vận động Take back the Teck chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ bằng cách tìm lại công nghệ thông tin truyền thông lấy cảm hứng từ dự án ‘Take back the Tech’ toàn cầu. Vận động nêu trên đang tăng cường digital và tăng số phụ nữ sử dụng kỹ thuật bằng cách sử dụng công nghệ thông tin truyền thông phổ biến tại Pakistan. Đề cao ý thức và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ/ trẻ em nữ.

Trong khoảng thời gian ‘16 ngày vì chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ’, B4A đã chia sẻ những câu chuyện có sức ảnh hưởng của phụ nữ/ trẻ em nữ đương đầu và chống cự lại bạo lực hoặc đã từng bị bạo lực. Câu chuyện của những người này được đưa lên trang web của B4A. Đề xuất vấn dề về chuẩn mực giới và nhấn mạnh sức hồi phục và sức chống cự bạo lực của phụ nữ/ trẻ em nữ đã từng phải trải nghiệm các hình thức bạo lực đa dạng bao gồm bạo lực trên mạng.

Xin tham khảo thông tin chi tiết tại: www.bytesforall.pk and https://samsn.ifj.org/wp-content/uploads/2017/03/ ByteBack_CombatingOnlineHarassment.pdf

Một số khuyến nghị được nhấn mạnh khi sử dụng phương tiện truyền thông để thay đổi chuẩn mực xã hội. (Liou, năm 2013):

• Thay vì chỉ truyền tải thông tin chuẩn bị sẵn vào 'giờ cao điểm', nên tạo thời gian để giao tiếp tích cực với những người theo dõi(follower).

• Vận dụng dữ liệu ảnh, video, podcast(nội dung phù hợp

dưới sự đồng ý của đương sự)

• Tạo dựng cộng đồng mạng để duy trì khả năng xúc

tiến cho chiến dịch vận động bằng cách tạo cơ hội hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa những người theo dõi(followers).

• Thiết lập hệ thống hỗ trợ trong tổ chức/ đoàn thể, suy

nghĩ về phương pháp đối phó với thái độ bạo lực.

• Thực hiện nguyên tắc 'bồi thường, công nhận, ảnh

hưởng'; mọi người đều muốn được bồi thường, được công nhận từ những người đồng nghiệp, và được biết rằng bản thân mình đã gây ảnh hưởng đến một điều gì đó mang tính thực chất.

• Đánh thức mọi giác quan bằng cách sáng tác nội dung

bất ngờ mang tính thị giác và tính cá nhân (đừng nói

mà hãy thể hiện)(Aaker&Smith, năm 2010). Nếu muốn sáng tác nội dung như vậy, cần phải nhận sự đồng ý của đương sự hoặc các tổ chức tham gia chiến dịch vận động sau khi giải thích đầy đủ về các thông tin chi tiết.

6.4 Tiến hành chiến dịch vận động

Tiến hành chiến dịch vận động là quá trình nỗ lực cùng một tổ chức nào đó tạo nên sự thay đổi cho cá nhân hoặc qui chế, chính sách, luật pháp và gây ảnh hưởng tới hành động và cấu trúc của một hoặc nhiều đoàn thể(Lamb, năm 1997). Chiến dịch vận động có thể bao gồm yếu tố đề cao ý thức, nhưng không có nghĩa là vận động có ý nghĩa để đề cao ý thức. Mục đích của chiến dịch vận động là để đạt được một kết quả nhất định. Thông thường, chiến dịch vận động liên quan tới bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thường diễn ra để tìm phương pháp thay đổi thái độ của cá nhân và thay đổi chính sách, qui chế, pháp luật hoặc để thay đổi chuẩn mực xã hội liên quan tới bất bình đẳng giới, phân biệt, bạo lực (Coffman, năm 2003).

Đối với những chiến dịch vận động liên quan tới bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, có rất nhiều trường hợp sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng từ giáo dục giải trí, thông tin mạng, quảng cáo công ích, digital story- telling để truyền đạt thông điệp cho khán thính giả.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)