(Women’s Media Watch) của Jamaica [Women’s Media Watch (WMW)]

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 53 - 55)

(Women’s Media Watch (WMW)) là tổ chức truyền thông hoạt động theo quan điểm giới trên toàn quốc ở Jamaica. WMW được thành lập năm 1987, sử dụng phương thức truyền thông tổng hợp nhằm truyền tải đa dạng thông điệp về tăng cường năng lực và khả năng lãnh đạo của người phụ nữ. WMW hiểu rõ phương thức hình thành giá trị quan/ nhận thức/kỳ vọng mang tính xã hội của truyền thông, vận dụng toàn diện đặc thù của truyền thông để giải quyết bất bình đẳng. Ví dụ, thông qua dự án ‘PowHERhouse’ do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ hỗ trợ, WMW để phụ nữ trẻ vận dụng truyền thông thay đổi quan niệm về chuẩn mực giới tính, tăng cường bình đẳng giới và cung cấp các chương trình giáo dục đào tạo nâng cao năng lực để người phụ nữ có thể tự tin phát triển thành nhà lãnh đạo. Dự án này thách thức với định kiến tiêu cực về người phụ nữ trong xã hội, vận dụng sức mạnh của truyền thông khắc họa hình ảnh người phụ nữ dưới góc nhìn là nhà lãnh đạo và chủ thể đổi mới. Truy cập vào trang website sau đây để xem thông tin chi tiết về chiến lược và thành tựu của WMW tại Jamaica: http:// wmwja.org/

Quấy rối nhà báo nữ thường là các hình thức công kích cá nhân nhà báo. Công kích không nhắm vào nội dung tin bài nhà báo đăng tải mà nhắm vào những đặc trưng cá nhân hoặc về diện mạo cơ thể của nhà báo, nguy hiểm hơn nữa là hành vi đe dọa bạo lực tình dục(OSCE, năm 2016). Theo báo cáo năm 2018 của Trollbbusters và quĩ truyền thông phụ nữ quốc tế(International Women’s Media Foundation) về kết quả điều tra ý kiến đối với 597 nhà báo nữ và người làm truyền thông nữ, cứ trong 3 người thì có 2 người trả lời rằng từng bị quấy rối và đe dọa trực tuyết ít nhất là một lần, trong số này có tới 40% là quấy rối trực tuyến nên đã có lần né tránh đưa tin bài về chủ đề mẫn cảm. 58% số nhà báo nữ trả lời điều tra cho biết họ đã từng bị đe dọa và quấy rối cá nhân, 26% đã từng bị tấn công về thể xác. (IWMF, năm 2018).

Báo cáo điều tra đối với nhà báo của 50 quốc gia năm 2017 cho kết quả như sau(IFJ, năm 2017):

• 48% đã từng bị bạo lực trên cơ sở giới khi làm việc

• 44% đã từng bị bạo lực trực tuyển

• 2/3 không khiếu nại chính thức

• Trong số những nhà báo khiếu nại chính thức có 84%

nghĩ rằng chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng đối với thủ phạm. Chỉ có 12,3% trong số này thỏa mãn với biện pháp xử lý thủ phạm

• Chỉ có 26% doanh nghiệp truyền thông có chính sách về

quấy rối tình dục và bạo lực trên cơ sở giới.

Năm 2012, để giải quyết vấn đề an toàn và an nguy của nhà báo, Trưởng ban điều phố Liên Hợp Quốc(United Na- tions Chief Executives Board) lần đầu tiên đã công khai phê chuẩn kế hoạch hành động của UN về vấn đề an toàn và miễn trách nhiệm đối với nhà báo(UN Plan of Action on

the Safety of Journalists and the Issue of Impunity)4 Mục

tiêu của kế hoạch hành động do UNESCO chủ đạo này là kiến tạo môi trường an toàn và tự do cho nhà báo và người làm truyền thông trên lĩnh hòa bình, dân chủ và phát triển trên toàn thế giới, lĩnh vực tranh chấp và không tranh chấp, không gian On-Offline.

Dự án OnTheLine của Viện báo chí quốc tế (International Press Institute (IPI) OnTheLine Project)

IPI là một tổ chức toàn cầu có các thành viên là biên tập viên, nhà báo, giám đốc điều hành truyền thông. IPI được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy và bảo vệ tự do báo chí, cải thiện môi trường hoạt động báo chí để các nhà báo an toàn trước các đe dọa bị trả thù, giúp họ thực hiện nghiệp vụ báo chí, nâng cao chất lượng và tính độc lập báo chí. Dự án OnTheLine là sáng kiến truyền thông kỹ thuật số của IPI nhằm vạch trần và đối phó với các mối đe dọa về quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên không gian kỹ thuật số như Twitter, Facebook, E.mail và các nền tảng Platform khác. Sáng kiến này theo dõi các nội dung dưới đây:

• Đe dọa bạo lực như đe dọa sẽ giết hại hoặc những mối nguy hại khác

• Quấy rối tình dục, các hành vi quấy rối khác, đeo bám(stalker) trên mạng, công kích nhân phẩm, hủy hoại thanh

danh, phát tán thông tin bịa đặt, các hành vi ác ý tương tự

• Các hành động lợi dụng các công cụ như phần mềm độc hại công kích hay ngăn chặn sự tiếp cận với nội dung

truyền thông, hoặc các hành vi dùng kỹ thuật để đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản cá nhân

• Đe dọa pháp lý một cách không chính đáng như đe dọa tố tụng hình sự hoặc tố tụng dân sự, yêu cầu xóa thông

tin một cách không chính …

Sáng kiến trên đang duy trì quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến các mối đe dọa trực tuyến và đã tạo đa dạng ấn phẩm cho thấy tình hình về các chủ đề nêu trên trên toàn cầu/các quốc gia

Truy cập vào trang website dưới đây để xem các tài liệu và thông tin chi tiết liên quan: https://ipi.media/programmes/ ontheline/

1

4 Tài liệu tham khảo: https://en.unesco.org/un-plan-action-safety- journalists journalists

Kế hoạch hành động trên hỗ trợ phát triển đặc biệt là việc thành lập cơ chế hợp tác giữa các cơ quan nhằm quản lý vấn đề an toàn của nhà báo, cơ chế lập pháp tăng cường tự do thông tin và tự do ngôn luận của từng nước, hỗ trợ thực hiện quy định/nguyên tắc vố có.

Năm 2017, để thực thi kế hoạch hành động trên, đã có các khuyến nghị bổ sung đối với các bên liên quan. Kế hoạch hành động này nhấn mạnh tính cần thiết của biện pháp tiếp cận nhạy cảm giới, bao gồm đa dạng sáng kiến giải quyết vấn đề an toàn của nhà báo nữ. Kế hoạch hành động trên yêu cầu các nước thành viên “đối phó với nạn phân biệt đối xử và bạo lực đối với nhà báo nữ như bạo lực tình dục trong bối cảnh On-Offline, giáo dục và nâng cao nhận thức về những vấn đề này”. Kết quả tham vấn năm 2017 đã đưa ra một số khuyến nghị bổ sung như sau(UNESCO, năm 2017):

• Các quốc gia thành viên thực hiện biện pháp nhạy cảm

giới để nhà báo được thực thi nghiệp vụ trong môi trường an toàn, không bị cản trở và có thể thực thi trọn vẹn nhiệm vụ của mình;

• Các cơ quan truyền thông cải thiện chính sách bình đẳng

giới trong nội bộ tổ chức, đối phó với những yếu tố ngăn cản bình đẳng giới giữa nhà báo nam và nữ mang tính xã hội/văn hóa/và những yếu tố khác;

• Giới học giả tiến hành các nghiên cứu bổ sung về an toàn

trên quan điểm giới

Hơn nữa, báo cáo năm 2017 của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về sự an toàn của các nhà báo trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tập trung vào nội dung sự an toàn của các nhà báo nữ, cho thấy sự quan tâm đặc biệt đối với khía cạnh an toàn giới(UN, năm 2017)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)