Quan điểm an toàn và tự do của Anh

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 66 - 67)

Theo kết quả nghiên cứu của Anh, trên quan điểm an toàn và tự do, khán giả bộc lộ nhiều phản ứng rất khác nhau khi xem tin bài về các vụ bạo lực đối với phụ nữ.

Trong nghiên cứu này, khán giả bộc lộ phản ứng/cảm xúc tiêu cực khi các vụ bạo lực tình dục và quấy rối tình dục được thảo luận dưới góc độ nhu cầu bảo vệ an toàn của người phụ nữ. Khán giả giải thích thông điệp này là “bạo lực là hiện tượng không thể tránh khỏi, giải pháp là chính sách của chính phủ và phản ứng của cảnh sát”. Thông điệp này nhấn mạnh an toàn như một nhu cầu đặc biệt đối với phụ nữ, nó che lấp thực tế về việc qui trách nhiệm cho thủ phạm và vai trò của người nam giới trong việc chấm dứt những hành vi bạo lực này. Truyền tải thông điệp phải bảo vệ phụ nữ, làm người phụ nữ bị coi như trẻ nhỏ và che lấp mất quyền tự quyết của họ. Trong một số bối cảnh, cách đưa tin bài này đã vô tình ủng hộ cho những thông lệ xâm hại quyền lợi của phụ nữ/trẻ em gái. Ví dụ, hạn chế di chuyển đối với phụ nữ, giới hạn trong sinh hoạt học đường/nơi làm việc hoặc cô lập họ

Cùng một vụ việc và lấy trọng tâm là tự do của người phụ nữ, khi bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái được đưa theo quan điểm làm thế nào để giới hạn tính di chuyển của người phụ nữ, khán giả sẽ hiểu bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái ảnh hưởng tới bình đẳng, tình huống hiện tại là không bình đẳng đối với người phụ nữ và bạo lực không phải là vấn đề tất yếu mà có thể giải quyết theo phương thức khác, và khiến họ cảnh giác hơn.

Nguồn tài liệu: EVAW (2014) Unpublished public attitudes research among 1,000 UK adults by YouGov for the End Violence Against Women Coalition, UK.

• Sử dụng nghiên cứu vốn có và căn cứ tài liệu, cho thấy mặt trái của câu chuyện.

Ví dụ, so với việc đưa tin là trong số những người đàn ông sống ở Togo, 30% cho rằng chồng đánh vợ là việc có thể chấp nhận được(Tran et al, năm 2016), thì có thể đưa tin theo cách hành văn là “trong số những người đàn ông sống ở Togo, 70% cho rằng không thể chấp nhận việc chồng đánh vợ”

Thay đổi chuẩn mực giới có nghĩa là sử dụng những mục tiêu và thông điệp truyền thông nhất quán, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận mà đối tác truyền thông và cộng đồng địa

phương có thể cảm thông chia sẻ. Đồng thời những thông điệp truyền thông này phải có khả năng lan tỏa tới các đối tác tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực hoặc trong lĩnh vực bổ sung tương hỗ nhau. Cần hợp tác với truyền thông khi xác lập thông điệp cũng như mục tiêu thách thức với định kiến và vai trò giới tiêu cực.

Các thông điệp và mục tiêu thông tin nhất quản được truyền tải bởi các nhóm hay cá nhân những người nổi tiếng như vận động viên, diên viên, chính trị gia ủng hộ giá trị/ thông lệ bình đẳng giới thì những người làm truyền thông nhận thức được tính hợp pháp và tính khẩn cấp của những vấn đề này sẽ tăng dần.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)