Giáo dục bình đẳng giới trong giới báo chí của Georgia (Training for Journalists onGender Equality)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 52 - 53)

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ(UN Women) và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã và đang hỗ trợ giáo dục về “Phỏng vấn và đưa tin bài nhạy cảm giới trong truyền thông về bạo lực phụ nữ” cho nhà báo. Với đối tượng đào tạo là truyền thông, chương trình giáo dục này có trọng tâm giảng dạy phương pháp đưa tin bài không phân biệt đối xử về nạn bạo lực phụ nữ/trẻ em gái, phương pháp phỏng vấn nạn nhân/người sống sót và bảo mật thông tin cá nhân, phương pháp sử dụng ngôn từ thuật ngữ và nguồn thông tin phù hợp, nhằm nâng cao năng lực phỏng vấn và đưa tin bài nhạy cảm giới trong truyền thông. Sau khi thực hiện các chương trình giáo dục trên, bố trí thời gian huy động xã hôi địa phương cùng tương tác với cộng đồng. Kết quả là đã nhận được yêu cầu sản xuất tin bài đặc biệt về bạo lực phụ nữ/trẻ em gái sử dụng tài liệu ảnh và đồ họa liên quan với sự bố trí hai nhà báo (một nhà báo ảnh, một nhà báo tin) làm thành một tổ làm tin. Các tin bài đặc biệt này đã trở thành cơ sở cho cuộc triển lãm tương tác diễn ra trong ngày quốc tế phụ nữ năm 2014. Sau đó 3 năm, đối thoại về quyền phụ nữ và tăng cường bình đẳng giới đã được làm thành chương trình truyền thông mới và các vấn đề về bình đẳng giới đã trở thành nội dung nghị sự quan trọng tại Georgia.

Các nội dung chi tiết có thể xem tại trang website sau: http://georgia.unwomen.org/en/news/stories/2014/05/sto- ries-of-survivors- portrayed-by-journalists-in-georgia and http://georgia.unfpa.org/en/news/sensitive-reporting- training-georgian- journalists

Nguồn tài liệu:

Tackling Unconscious Bias to Promote Inclusive Business Environments: https://www.unglobalcompact. org/docs/issues_doc/development/Tackle%20 Unconscious%20Bias%20to%20Create%20 Inclusive%20Business%20 Environments.pdf Bystander Intervention Training for Sexual

Harassment: https://www.ihollaback.org/trainings- and-presentations/

Masculinities Training: https://trainingcentre.

unwomen.org/course/description.php?id=16

Diversity Training Resources: http://www.

prismdiversity.com/resources/diversity_training. html?Nav=EventsBtn

5.5 Sự an toàn của nhà báo nữ

Phụ nữ của mọi quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ hoặc đã từng bị bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau bất luận trong bối cảnh nào. Trên toàn thế giới, cứ trong 3 người phụ nữ thì có 1 người trong cuộc đời đã từng chịu bạo lực thân thể hoặc bạo lực tình dục dưới một hình thức nào đó[và thống kê này không bao gồm trong thống kê quấy rối tình dục]( WHO, LSHTM, MRC, năm 2013). So với những người phụ nữ khác, những người phụ nữ bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức do chủng tộc, dân tộc, khuyết tật, vị trí xã hội(Ví dụ, người nhập cư), khuynh

hướng tình dục và những đặc trưng khác có thể có nguy cơ đối mặt với bạo lực cao hơn. Ngay cả đối với những người phụ nữ có nghề nghiệp ngoài khuôn khổ chuẩn mực xã hội, định kiến giới vốn có và quan hệ quyền lực(Ví như cảnh sát, luật sư bào chữa nhân quyền, nhà báo nữ) cũng có nguy cơ đối mặt với bạo lực khá cao. Điều đáng lo ngại là mức độ phải đối mặt với nguy cơ bị bạo lực trực tuyến của các nhà báo nữ là rất cao. Họ phải đối mặt với các nguy cơ bạo lực như trolling(hành vi và lời nói ác ý bôi nhọ danh dự của đối phương trên mạng internet), doxing(hành vi thu thập và phát tán thông tin cá nhân của người khác trên mạng internet), chia sẻ hình ảnh không được sự đồng ý của đương sự, rình rập trên mạng, đe dọa nhà báo nữ và gia đình họ. Những hình thức bạo lực này xâm hại đến nhân quyền của các nhà báo nữ, hạ tập tự do biểu đạt ý kiến và ngôn luận(nguyên tắc của chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên), gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác và năng lực của họ.

Nhà báo nữ đang phải đối mặt với nguy cơ an toàn giới như bị đe dọa quấy rối tình dục, bạo lực tình dục và bạo lực(IFJ, 2017; IWMF, 2018). Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy nhà báo nữ đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của nạn quấy rối trên mạng[Tổ chức phóng viên không biên giới, năm 2018) (Reporters Without Borders); OSCE, năm 2016]. Theo kết quả phân tích 70 triệu ý kiến bình luận từ năm 1999 ~ năm 2016 của The Guardian, trong số 10 nhà báo bị những lời bình luận ác ý nghiêm trọng thì có 8 người là phụ nữ và 2 người là nam giới da đen(the Guardian, năm 2016)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)