Hiệp hội phát thanh cộng đồng thế giới (AMARC)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 33 - 35)

Hiệp hội phát thanh cộng đồng thế giới(The World Association of Radio Community Broadcasters (gọi tắt là AMA- RC)) có 4000 hội viên tới từ 150 quốc gia trên thế giới, là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực vận động truyền thông phát thanh. Mục tiêu của AMARC là hỗ trợ và góp phần phát triển phát thanh có sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương trên nền tảng liên minh và hợp tác quốc tế. AMARC đang tổ chức sự kiện “Mạng lưới quốc tế của phụ nữ (Women’s International Network (AMARC-WIN)”. Thông qua vận động truyền thông phát thanh và trong vận động truyền thông phát thanh, sự kiện này là một hội nghị qui mô lớn thu hút sự tham gia của các nhà truyền thông nữ tích cực trong hoạt động đảm bảo quyền truyền thông nữ giới.

Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 20 năm “Tuyên ngôn Bắc Kinh(Beijing Declaration)”, AMARC đã ký kết quan hệ hợp tác đối tác với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ(UN Women) và nhìn lại những tiến bộ và thụt lùi trong lĩnh vực bình đẳng giới. 2 tổ chức này đã chế tác cuộc vận động phát thanh quốc tế “Beijing +20”. Sê ri audio này bao gồm nội dung phân tích so sánh tình hình bình đẳng giới trong năm 1995 và năm 2015, và câu chuyện của những người tham gia chế tác trên toàn thế giới. Cuộc vận động này được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết về những vấn đề nổi cộm được đề cập tới trong cương lĩnh hành động Bắc Kinh(Beijing Platform for Action)

Ngoài các nhóm xã hội dân sừ và cơ quan trực tiếp hoạt động phòng chống bạo lực phụ nữ/trẻ em gái, có thể cân nhắc quan hệ đối tác với các tổ chức dưới đây:

• Các nhóm xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ bao

gồm những người đại diện cho các nhóm cụ thể(ví dụ như phụ nữ và trẻ em gái bản địa, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nhiễm HIV, nữ thanh thiếu niên, người di cư, dân tộc/ chủng tộc thiểu số …) và những người tổ chức các chiến dịch vận động về quyền con người và bình đẳng.

• Ủy ban nhân quyền và các các tổ chức phi chính phủ

đang tiến hành các chiến dịch vận động về nhân quyền và bình đẳng

• Các bên cung cấp dịch vụ tuyến đầu như y tế/cảnh sát/tư

pháp và các tổ chức cung cấp dịch vụ tạm trú

• Các nhà vận động hoặc hoạt động độc lập địa phương

• Các tổ chức truyền thông nữ

• Mạng lưới nhà báo nữ

• Các nhà chế tác truyền thông độc lập

• Các tổ chức công đoàn truyền thông, hiệp hội truyền

thông báo chí và phát thanh truyền hình

• Các cơ quan truyền thông tự quản(self-regulatory bod-

ies)

• Các trường đại học và cơ quan giáo dục tập trung vào các

vấn đề về giới hoặc truyền thông

• Các chuyên gia truyền thông khác

Có thể yêu cầu các tổ chức nêu trên hợp tác và tham gia vào mạng lưới đang hoạt động, hoặc tiến hành dự án hay chiến dịch vận động cụ thể với đối tác cụ thể. Ngay từ đầu bằng cách sử dụng lối tiếp cận quan hệ đối tác có thể nâng cao khả năng hợp tác và ảnh hưởng của mạng lưới. Truyền thông có thể tham gia như một thành phần trong quan hệ đối tác với các tổ chức hoạt động nhằm chấm dứt bạo lực phụ nữ/trẻ em gái

AMARC cung cấp thông tin tổng hợp về phương pháp sử dụng các kênh âm thanh/hình động/in ấn; phương pháp đánh giá; liên kết mạng lưới truyền thông toàn khu vực; không gian hợp tác của các hội viên …

Kênh tham khảo tài liệu: http://www.amarc.org/

Thông tin chi tiết về hoạt động hợp tác của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ(UN Women) tham khảo theo đường link: http://www.amarc.org/unwomen-home

Năm 2013, liên minh toàn cầu về giới và truyền thông đã được thành lập. Các Platform được hình thành để các tổ chức thành viên của liên minh tham dự vào hoạt động theo thể chế thường kỳ nhằm đạt các mục tiêu cụ thể. Các tổ chức liên minh này liên kết hàng trăm hội viên từ các quốc gia khác nhau, thực hiện các chức năng sau: Vai trò trung tâm tri thức cung cấp dữ liệu và thông tin về nội dung và thông lệ truyền thông; Cung cấp công cụ và cách tiếp

cận hữu dụng trong giám sát/giáo dục/hoạt động ủng hộ truyền thông; Thiết lập quan hệ và tạo cơ hội tham gia vào qui trình mang tính quốc tế như tham gia đưa tin bài về chủ nghĩa nhân quyền hay các sự kiện qui mô lớn của Ủy ban địa vị phụ nữ Liên Hợp Quốc(Commission on the Sta- tus of Women); Thực hiện sáng kiến vận động chung; Tuyên truyền thông lệ tốt

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)