Nguyên tắc phát triển năng lực cho người phụ nữ (Women’s Economic Empowerment Principles)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 43 - 44)

Nguyên tắc phát triển năng lực cho người phụ nữ do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ(UN Women) và hiệp ước toàn cầu Liên Hợp Quốc(UN Global Compact) xây dựng, cung cấp các khuyến cáo cụ thể nhằm thực hiện các yếu tố trọng tâm cần thiết cho việc hình thành bình đẳng giới ở nơi làm việc, thị trường và cộng đồng. Để nâng cao tính cởi mở và bao dung trong chính sách và quá trình điều hành doanh nghiệp cần có phương pháp công cụ và thông lệ tạo hiệu quả thực tiễn. “Nguyên tắc phát triển năng lực cho người phụ nữ” được xây dựng thông qua qui trình tham vấn quốc tế với nhiều bên liên quan, cung cấp “lăng kính giới”, qua đó doanh nghiệp có thể phân tích các sáng kiến, tiêu chuẩn và báo cáo hiện tại. Vì nguyên tắc này được xây dựng dựa trên thông lệ kinh doanh thực tế của doanh nghiệp nên sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp điều chỉnh chính sách/thông lệ hoặc xây dựng chính sách mới nhằm thực hiện phát triển năng lực cho người phụ nữ.

Nội dung nguyên tắc trên như sau:

• Lập ban lãnh đạo cấp cao của công ty vì bình đẳng giới

• Đối xử công bằng với nam giới và phụ nữ tại nơi làm việc – tôn trọng nhân quyền và xóa bỏ phân biệt đối xử

• Đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi của tất cả lao động nam và nữ

• Thúc đẩy giáo dục, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho người phụ nữ

• Thực hiện phát triển doanh nghiệp, mạng lưới cung cấp và chiến lược Marketing nhằm tăng cường năng lực người

phụ nữ

• Thúc đẩy bình đẳng thông qua các sáng kiến và vận động cộng đồng

• Đo lường và công khai tiến độ đạt được bình đẳng giới

Truy cập vào trang website để xem chi tiết nguyên tắc tăng cường năng lực người phụ nữ: http://www.empowerwomen.org/WEPS.

• Loại bỏ mọi yếu tố ngăn cản bình đẳng, áp dụng biện pháp/chính sách cải thiện việc làm cho người phụ nữ(Ví dụ, nhà trẻ ở nơi làm việc, giờ làm việc; Chia sẻ minh bạch tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ lãnh đạo).

• Ngân sách cụ thể nhằm hỗ trợ chính sách cơ hội bình

đẳng toàn diện

• Hệ thống hạn ngạch cụ thể đối với đại diện của phụ nữ

trong quá trình ra quyết định

• Biện pháp loại bỏ phân biệt đối xử và thành lập ủy ban

liên quan, nâng tỷ lệ nữ ở mọi cấp trong tổ chức truyền thông

• Công khai minh bạch quảng cáo tuyển dụng trong công

ty có cân nhắc cân đối tỷ lệ nam nữ, tạo điều kiện cho mọi người ở nơi làm việc đều có thể tiếp cận với thông tin này.

• Quảng bá chính sách cân bằng tỷ lệ nam nữ ở cấp ra

quyết định

• Đánh giá nhận thức về chính sách cơ hội bình đẳng

• Báo cáo thành quả kết quả liên quan tới việc thực hiện

chính sách cơ hội bình đẳng

Tài liệu:

Chỉ số nhận thức giới của UNESCO giành cho truyền thông (UNESCO Gender Sensitive Indicators for Me- dia Guide): https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/ pf0000217831

Bình đẳng giới trong truyền thông (Gender Equality in Media): https://en.unesco.org/ themes/media- diversity-and-gender-equality

Phát triển bình đẳng giới trong ngành truyền thông (Advancing Gender Equality in Media Industries): https://www.agemi-eu.org/

5.3 Chính sách, quyết nghị, cương lĩnh hành động hành động

Chính sách, quyết nghị và cương lĩnh hành động đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thông lệ của tổ chức truyền thông. Vì chúng thiết lập kỳ vọng điều hành tổ chức và cương lĩnh hành động cho nhân viên trong hoạt động nghiệp vụ. Cương lĩnh đạo đức truyền thông trọng tâm giới có thể nâng cao nhận thức và thể chế hóa thông lệ đối phó với vấn đề giới. Ở góc độ giới tính và đạo đức, để xác lập thông lệ nghiệp vụ mang tính chuyên môn, bước đầu cần thiết lập chế độ và chính sách(WACC và IFJ, năm 2012). Ở một số tổ chức vốn đã có chính sách đăng tải tin bài về giới tính và phản đối bạo lực trên cơ sở giới nhưng ở một số tổ chức thì lại mới đưa vào áp dụng chính sách này. Theo kết quả điều tra dư luận toàn cầu của liên minh các nhà báo quốc tế(International Federation of Journalists), chỉ có 26% trong tổng số các doanh nghiệp truyền thông có chính sách liên quan tới bạo lực trên cơ sở giới và quấy rối tình dục(IFJ)

Theo nghiên cứu toàn cầu, chính sách về giới đối với truyền thông của nhiều quốc gia tồn tại ở “ngành vĩ mô” hoặc “cấp hiệp hội” nhưng không chuyển thành các qui tắc và hướng dẫn cụ thể có thể triển khai. Theo nghiên cứu trên, vì quy định về giới đối với truyền thông tồn tại nhưng không có khả năng cưỡng chế thực hiện(Ví dụ như biện pháp khắc phụ hoặc sửa chữa) nên qui chế tuân thủ các qui định này còn yếu(WACC và IFJ, năm 2012). Theo kết quả nghiên cứu trên, ngoài việc thành lập chính sách mạnh mẽ cần lựa chọn các chiến lược sửa đổi bổ sung các chính sách này (cơ chế giáo dục và tính trách nhiệm …), quan trọng là đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách này.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)