Nguyên tắc và chỉ số ROAM của UNESCO (The UNESCO ROAM Principles and Indicators)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 51 - 52)

Các nguyên tắc ROAM dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò là chuẩn mực để các bên tham gia cùng nhau hướng tới mục đích cải thiện Nhân quyền(Rights), Sự cởi mở(Openness), Khả năng truy cập(Access) và Sự tham gia của nhiều bên(Multistakeholder practice). Nguyên tắc ROAM cùng các chỉ số chi tiết liên quan thiết lập tiêu chuẩn buộc phải tuân thủ trong không gian kỹ thuật số cấp độ toàn cầu và quốc gia. Nguyên tắc ROAM đề xuất phương pháp hoạch định chính sách internet dựa trên căn cứ, đề cao vai trò tham gia của các bên trong quá trình quản lý các nghiên cứu sử dụng chỉ số ROAM. Qua đây có thể đánh giá hiện trạng không gian internet của từng quốc gia, đề xuất với các cơ quan và các bên tham gia(chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự, công nghệ công chúng) khuyến cáo đổi mới.

5.4 Giáo dục

Trong mọi qui trình đổi mới và phát triển nghề nghiệp, giáo dục là điều kiện cốt lõi. Vì giáo dục là yếu tố thiết yếu để nhân viên làm quen với cơ cấu tổ chức, chính sách, nguyên tắc và cương lĩnh vốn có; điều này có nghĩa là họ có thể tìm hiểu chế độ và chính sách đó có những nội dung gì, phải vận dụng thế nào, nếu vi phạm thì phải vận dụng chính sách/cơ chế nào để giải quyết. Vì tầm nhìn thay đổi “trái tim và khối óc” cần qui trình thay đổi dài hạn, sự nỗ lực của mỗi thành viên nhằm thay đổi văn hóa cố hữu của tổ chức là vô cùng quan trọng. Theo đó không chỉ dừng lại ở việc giáo dục tính đa dạng/phòng ngừa quấy rối tình dục đơn thuần, mà phải để nhân viên hiểu biết về phân biệt đối xử, các vấn đề giới, quan hệ quyền lực, để họ suy ngẫm về trải nghiệm và định kiến(định kiến chủ ý/định kiến vô thức) của bản thân, và nhìn nhận lại xem điều đó đã xuất hiện như thế nào trong đời sống và công việc hàng ngày của họ. Điều này có nghĩa là thông qua giáo dục, cung cấp cho nhân viên cơ hội thường xuyên suy nghĩ sát sao về phân biệt đối xử giới, phân biệt đối xử chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, phân biệt đối xử với người khuyết tật và hàng loạt những định kiến cùng phân biệt đối xử khác còn tồn tại trong xã hội. Những chương trình giáo dục đào tạo này sẽ giúp cho nhân viên nhìn nhận thế giới theo quan điểm tiến bộ hơn cùng khả năng suy xét của bản thân, giúp họ nâng cao hiểu

biết về bình đẳng và tính đa dạng đồng thời cải thiện các mối quan hệ và thông lệ của họ. (Bezrukova, K et al 2016). Nếu giáo dục để nhân viên trở thành người chứng kiến tích cực(positive bystander: Người biết làm cách nào để chấm dứt hoặc can thiệp trong tình huống phát sinh những điều không phù hợp, người biết cách tiếp cận và giúp đỡ nạn nhân) phù hợp với công việc của tổ chức thì điều này sẽ trở thành một công cụ hữu dụng.

Theo nghiên cứu toàn cầu, tài liệu giáo dục ngôn luận về phương pháp phát triển nội dung phản ánh quan điểm giới có tồn tại và hữu ích nhưng các khái niệm đó khó hiểu khi chúng được dịch hay áp dụng vào thực tiễn truyền thông (WACC, IFJ, năm 2012). Điều này có nghĩa là ngoài những hướng dẫn và giáo dục On/Off-line đã tồn tại, các tổ chức cần có sự nỗ lực liên tục trong đối thoại, tư vấn, hỗ trợ giữa các nhân viên với nhau và các chiến lược chuyên môn khác nhằm đổi mới và phát triển thông lệ của mình. Giáo dục chỉ là một yếu tố trong cơ cấu qui trình đổi mới mang tính nguyên tắc. Cùng với giáo dục cần phải có các yếu tố sau: Chế độ toàn diện như chính sách đạo đức, quy ước, quy tắc, cương lĩnh và thủ tục về giới; Cải thiện cân bằng giới tính trong tuyển dụng mọi chức vị cấp bậc và cơ chế quyế định; Thể chế giám sát và phản hồi về việc thực tế áp dụng chế độ toàn diện vào thực tiễn của tổ chức nhằm liên tục đổi mới

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)