Tiền lệ Liên minh/ Hiệp định/ Mạng lưới toàn cầu

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 36 - 38)

Liên minh toàn cầu về truyền thông và giới [Global Alliance on Media and Gender (GAMAG)] là liên minh quốc tế do UNESCO thành lập năm 2013, hoạt động nhằm tăng cường bình đẳng giới qua truyền thông và trong truyền thông. Mục tiêu của liên minh này như sau: Thay đổi các bên liên quan về lợi ích trên toàn thế giới thông qua tăng cường hợp tác quốc tế/khu vực/quốc gia nhằm đạt được bình đẳng giới trong hệ thống, cơ cấu và nội dung truyền thông; Kiểm soát việc thực hiện cương lĩnh hành động và tuyên bố Bắc Kinh: chẩn đoán phụ nữ và truyền thông(Women and the Media Diagnosis) và các mục tiêu chiến lược; phát triển duy trì ưu tiên lĩnh vực giới và truyền thông trong khuôn khổ tài trợ(funding framework) của các nhà tài trợ, chính phủ và các cơ quan phát triển. 700 tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giới tính truyền thông trên thế giới đã ra nhập tổ chức này. Mời các bạn truy cập trang website https://gamag.net/ để đăng nhập và xem thông tin chi tiết.

Liên minh đối tác toàn cầu về truyền thông và thông tin [Global Alliance for Partnerships on Media and Informa- tion Literacy (GAPMIL)] được UNESCO thành lập năm 2013, hoạt động vì mục tiêu tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể tiếp cận với vai trò của truyền thông·thông tin thông qua hợp tác quốc tế. Mục tiêu cốt lõi của liên minh này như sau: Giải thích rõ đối tác chiến lược trọng tâm, thúc đẩy phát triển kiến thức truyền thông·thông tin trong hợp tác phát triển quốc tế với 9 chủ đề trọng tâm(Quản trị nhà nước, ý thức người dân và tự do biểu đạt; Khả năng tiếp cận tri thức thông tin của mọi người dân; Sự phát triển của truyền thông, thư viện, internet và các nhà cung cấp thông tin khác; Giáo dục, giảng dạy và học tập; Đa dạng ngôn ngữ văn hoas, đối thoại giữa các tôn giáo; Phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên, người khuyết tật và các nhóm xã hội bị thiệt thòi khác; Sức khỏe và mức độ thỏa mãn; Nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ động vật hoang dã, lâm nghiệp và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên); Hỗ trợ nhu cầu chính sách đọc hiểu truyền thông·thông tin có tiếng nói chung đối với những vấn đề quan trọng; Thúc đấy phát triển chiến lược khả năng đọc hiểu truyền thông thông tin theo khái niệm tổng hợp bằng việc cung cấp Platform chung cho các bên liên quan và hiệp hội trên toàn thế giới. Truy cập trang websit sau để biết thêm về các cách đăng nhập và thông tin chi tiết: http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/media-development/media-literacy/ global-alliance-for-partnerships-on-media-and-information-literacy/

Hiệp hội phụ nữ phát thanh và truyền hình quốc tế [International Association of Women in Radio & Television (IAWRT)] là tổ chức quốc tế do những người phụ nữ hoạt động truyền thông và hiệp hội truyền thông sáng lập nhằm phản ánh ý kiến và giá trị người phụ nữ như một yếu tố quan trọng trong các chương trình truyền thông và nỗ lực nâng cao ảnh hưởng của người phụ nữ trong lĩnh vực truyền thông. Để đạt mục tiêu này hiệp hội đang thực hiện các hạng mục sau: Bằng việc chia sẻ thi thức chuyên môn và kỹ thuật, tạo cơ hội và chia sẻ chiến lược để phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông có thể phát triển; Xúc tiến cơ hội đặc biệt có thể chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm với chuyên gia truyền thông thế giới; Cung cấp các kỹ năng chuyên môn trong đào tạo tập trung quan điểm giới trong các chương trình, các vấn đề phát triển và quản lý. Để phát triển kỹ năng chuyên môn cho hội viên, hiệp hội này tổ chức các cuộc hội nghị, diễn đàn, các khóa giáo dục đào tạo quốc tế và khu vực; trao các giải thưởng xuất sắc tôn vinh sự sáng tạo của các tác giả nữ sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình xuất sắc; Cấp học bổng hỗ trợ ngành nghiên cứu truyền thông; Hỗ trợ phụ nữ các nước đang phát triển sản xuất nội dung truyền thông, giáo dục và dự án.

Nội dung chi tiết xin mời tham khảo tại trang website: https://www.iawrt.org/about

Mạng lưới đối thoại văn hóa và truyền thông thông tin [Media and Information Literacy and Intercultural Dia- logue Network (MILID Network)]: là mạng lưới đối thoại giữa các trường đại học về truyền thông thông tin và văn hóa(dưới đây gọi tắt là mạng lưới MILID) do UNESCO khởi xướng năm 2011. Mạng lưới này xúc đẩy nghiên cứu nhằm đối thoại giữa chính sách đọc hiểu truyền thông·thông tin và văn hóa. Tính tới tháng 2 năm 2019, có 40 trường đại học trên thế giới là thành viên chính thức và bán chính thức của mạng lưới MILID.

MILID Network luôn kiên định trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thông qua lăng kính của kiến thức truyền thông thông tin. Từ năm 2013, UNESCO và các cơ quan đối tác hợp tác với mạng lưới MILID, cùng phát triển thông tin tri thức và hàng năm phát hành niên giám MILID. Niên giám này đề cập khá sâu tới khía cạnh giới trong đối thoại giữa văn hóa và kiến thức truyền thông·thông tin. Đặc biệt, ấn phẩm phát hành năm 2016 “Kiến thức truyền thông và thông tin: Tăng cường nhân quyền, đối phó với cực đoan và chủ nghĩa cực đọa” (Media and Information Literacy: Re- inforcing Human Rights, Countering Radicalization and Extremism), ấn phẩm phát hành năm 2015 “Kiến thức truyền thông·thông tin vì mục tiêu phát triển bền vững”(Media and Information Literacy for the Sustainable Development Goals) là chủ đề trọng tâm, được coi là công cụ kiến thức truyền thông thông tin tăng cường bình đẳng giới và nhân quyền. Truy cập trang website dưới đây để xem thêm cách đăng nhập và thông tin chi tiết:

https://en.unesco.org/themes/ media-and-information-literacy/gapmil/milidnetwork.

Nâng cấp truyền thông bình đẳng giới (Step It Up for Gender Equality Media Compact) là tổ chức do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ sáng lập năm 2016, và là liên minh truyền thông ủng hộ quyền phụ nữ và bình đẳng giới. Mục tiêu của liên minh này là: Nhấn mạnh quyền phụ nữ và bình đẳng giới qua các bài báo và thông tin thời sự; mỗi tháng tối thiểu có 2 bài ký sự chuyên sâu nhấn mạnh quyền phụ nữ và bình đẳng giới; Người phụ nữ là nguồn thông tin khi viết ký sự chủ đề thương mại, khoa học kỹ thuật theo mục tiêu bình đẳng giới; Trong định hướng và đào tạo cán bộ, bảo đảm các hướng dẫn về báo cáo nhạy cảm giới; Thông qua việc ra quyết định dựa trên giới tính, cho phép bình đẳng trong các toàn soạn bằng cách các nhà báo nữ được tạo cơ hội tương tự như các đồng nghiệp nam. Các nhà báo nữ cũng được làm tin và đưa tin bài về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, thể thao và kỹ thuật. Và khuyến khích các nhà báo nam làm tin và đưa tin bài về quyền phụ nữa và bình đẳng giới; Cung cấp tư vấn và hướng dẫn đảm bảo cho các nhà báo nữ được thăng tiến nghề nghiệp. Truy cập trang website dưới đây để xem thêm cách đăng nhập và thông tin chi tiết: http://www.unwomen.org/en/get-involved/ step-it-up/media-compact

Tổ chức phi lợi nhuận hướng đến xóa bỏ các định kiến tiêu cực trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo(Unstereotype Alliance) là tổ chức do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ sáng lập. Với mục tiêu xóa bỏ định kiến giới trong quảng cáo và những định kiến giới nguy hại, đây là một tổ chức toàn cầu mạnh có sự tham gia của lãnh đạo của trên 30 quốc gia. Vận dụng công cụ và tiêu chuẩn mới, tổ chức này đang nỗ lực xóa bỏ định kiến và đổi mới quảng cáo; Cung cấp các nghiên cứu, công cụ và tri thức loại bỏ định kiến để đo lường mức độ thay đổi; Thông qua hoạt động hỗ trợ và giao lưu với đại chúng, tạo động cơ cho đại chúng từ chối định kiến nguy hại. Tổ chức này đặt trọng tâm tăng cường năng lực của người phụ nữ ở mọi giới mọi chức(nhân chủng, giai cấp, tuổi tác, năng lực, dân tộc, tôn giáo, tính cách, sở thích, ngôn ngữ, giáo dục…), đối phó với chủ nghĩa trọng nam nhằm xây dựng xã hội bình đẳng giới. Để thay đổi thái độ và hành động thì điều quan trọng nhất là đề cập vấn đề định kiến có hại, không chỉ nam giới và trẻ em nam cần phải cách nhìn nhận tích cực đối với cả phụ nữ và trẻ em gái. Chuẩn mực xã hội không chỉ hình thành nhận thức của đại chúng mà còn ảnh hưởng tới hành vi của họ. http://www. unstereotypealliance.org/en

Chương trình mạng lưới liên minh các trường đại học liên quan tới bình đẳng giới, truyền thông và ICT [Univer- sity Twinning and Networking Programme on Gender, Media and ICTs(hợp tác UNITWIN)]: Đây là mạng lưới được hình thành giữa các trường đại học, tăng cường hợp tác giữa các học giả về giới tính/truyền thông/ICT nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu giáo dục và phát triển chương trình trong lĩnh vực nghiệp vụ của UNESCO. Mạng lưới này hỗ trợ hoạt động nghiên cứu·giáo dục truyền thông, thông tin và kỹ thuật communication. Đặc biệt là những hoạt động sau nhằm tăng cường bình đẳng giới và sự tham gia của người phụ nữ trên toàn cầu trong truyền thông và thông qua truyền thông: Nghiên cứu, giáo dục, hoạt động ủng hộ; Hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu truyền thông và công nghệ truyền thông thông tin(ICT); Đăng tải các bài viết có ý nghĩa của các học giả liên quan tới nội dung

4.5 Trao thưởng và ghi nhận

Giải thưởng truyền thông đóng vai trò là một Platform công khai ghi nhận những thông lệ ưu tú và tôn vinh những đóng góp của các cơ quan cho tiến trình bình đẳng giới thông qua nội dung và sáng tạo trong truyền thông, tạo hiệu quả cho các cơ quan khác noi gương theo; giúp người tiêu thụ truyền th ông nâng cáo ý thức về giới tính và truyền thông; Tăng cường sử dụng và tìm kiếm truyền

thông; Có thể xây dựng quan hệ đối tác và thúc đẩy phát triển các mạng lưới. Cụ thể là trong lĩnh vực bình đẳng giới, có giải truyền thông về bạo lực phụ nữ. Các quốc gia, khu vực và thế giới đều có giải thưởng truyền thông. Có thể tổ chức trao giải một lần, nhưng để tạo hiệu ứng truyền thống cho truyền thông thì nên tổ chức theo định kỳ hàng năm hoặc mỗi năm 2 lần. Qui mô giải thưởng truyền thông khá đa dạng, có thể tổ chức theo qui mô lớn, khu vực đặc thù hoặc qui mô nhỏ.

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)