Thành phố tâm hồn – Hơn cả Nam Phi (Soul City South Africa and beyond)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 77 - 79)

Soul City là một trong những chương trình truyền thông lớn nhất trên thế giới nhằm phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. Soul City bắt đầu được sản xuất từ đầu những năm 1990 và hiện giờ trở thành một trong những chương trình hấp dẫn nhất ở Nam Phi. Chương trình Soul City có 13 tập, mỗi tập có thời lượng 1 tiếng đồng hồ, xuất hiện cả trên sóng phát thanh, quảng cáo và các ấn phẩm. Ngoài Nam Phi, Soul City đã giải thích cho hàng vạn người sống ngoài khu vực này đa dạng các vấn đề bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. Ngân sách của chương trình Soul City được hình thành từ các nguồn hỗ trợ của chính phủ, các nhà tài trợ đa phương và của doanh nghiệp. Chương trình này đang nhận được sự đánh giá từ bên ngoài, và công bố kết quả nghiên cứu về mức độ tiếp cận và ảnh hưởng của nó tới khán thính giả trên website.

Sử dụng chiến lược giải trí giáo dục, tất cả các series của Soul City đều được phát triển thông qua một quá trình nghiên cứu hình thức nghiêm ngặt. Đều qua tiến hành hội ý với khán thính giả và các chuyên gia. Ví dụ, các tài liệu của chương trình Soul City được kiểm tra kỹ lưỡng cùng khán giả để đảm bảo đây là những tài liệu hữu hiệu. Thông qua nghiên cứu hình thành, phản ánh kinh nghiệm thực tế và tiếng nói của cộng đồng, chương trình Soul City đã nhận được sự đồng cảm của khán thính giả và sản xuất được nhiều tài liệu uy tín. Trong qui trình sản xuất Soul City, để thiết kế thông điệp phù hợp, các bước sau bước sau rất quan trọng:

• Đối thoại trên diện rộng theo chủ đề mục tiêu với chuyên gia, khán thính giả hội viên, các bên liên quan trọng tâm.

Tùy theo hình thức sản xuất nội dung(Ví dụ, vô tuyến truyền hình), chi phí và tính tổng hợp sẽ có sự khác biệt, đây cũng là thực tế khó khăn khi yêu cầu các tổ chức truyền thông chế tác một nội dung đặc thù nào đó. Nhưng cho tới nay, nhờ thành công của các nội dung đã đạt được, việc huy động hỗ trợ từ chính phủ và các nhà tài trợ vẫn được mở rộng và có hiệu quả.

Việc xác định và tiếp cận các nhà làm phim truyền hình có thể thực hiện theo nhiều phương cách. Không ít trường hợp có ý tưởng truyền thông tốt nhưng không các định được ai là người phù hợp với ý tưởng này trong tổ chức truyền thông. Tiếp cận ai ở mức độ nào tùy thuộc vào qui mô hoạt động can thiệp truyền thông và phương thức sản xuất truyền thông trong bối cảnh địa phương. Cần nhân nhắc những câu hỏi sau: Phim truyền hình gốc có được sản xuất tại địa phương không? Có mua nội dung của bên sản xuất thứ 3 không? Có khán thính giả xem video clip on- line/streaming không? Thông báo dịch vụ công có khả thi không có hiệu quả không? Khán thính giả mục tiêu có sử dụng điện thoại di động không? Hay họ ưa sử dụng kênh vô tuyến truyền hình, phát thanh, phương tiện giao tiếp trực tiếp (in-person mediums)?

Không ấn định phương cách tiếp cận nhà sản xuất. Tham khảo một số ý tưởng như sau:

• Liên lạc với người viết kịch bản có thể giới thiệu tổ chức truyền thông.

• Liên lạc với người viết kịch bản truyền hình, bàn về nội

dung hoạt động can thiệp truyền thông gần đây của họ có liên quan đến công việc bạn muốn làm.

• Tìm kiếm sự hỗ trợ sớm từ chủ sở hữu/giám đốc đài

truyền hình, chính phủ, đối tác như nhà tài trợ chính thức. Trước khi thực hiện tiếp cận đầu tiên, hãy đọc các tác phẩm giáo dục giải trí khác, cách nó ra đời cũng như những người đã tạo ra nó. Tham khảo các nghiên cứu được nêu trong cuốn cẩm nang này. Sau đó hãy tiến hành tìm kiếm người làm truyền thông giáo dục giải trí theo các phương pháp dưới đây:

• Tìm hiểu tác phẩm gần đây hoặc trước kia của nhà làm

phim truyền hình

• Tìm hiểu các tác phẩm của họ trên Twitter hoặc các kênh

truyền thông xã hội khác.

• Tra cứu những giải thưởng họ đã được nhận hoặc các bài

báo phỏng vấn họ.

• Tra cứu thông tin sản xuất hoặc người phụ trách trên

trang website của doanh nghiệp truyền thông

• Tra cứu trên Wikipedia, báo nghệ thuật và báo giới truyền

thông xem ai đã sản xuất những nội dung nào, hiện giờ họ đang làm việc ở đâu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thông tin về những người làm truyền thông Global South (Các tổ chức truyền thông của các nước có thu nhập trung bình và thấp như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ) có thể không có trên internet và Wikipedia.

• Đối thoại về những thông tin, mối quan ngại, suy nghĩ của khán thính giả hội viên về chủ đề mục tiêu, tìm kiếm

nguyên nhân ngăn cản thay đổi tích cực.

• Đánh giá tài liệu chương trình sau phát sóng. Những bài học thu được trong quá trình đánh giá được phản ánh khi

chế tác chương trình tiếp theo.

Là một chương trình truyền thông có ý nghĩa, Soul City đang cố gắng giải trình về những vấn đề xã hội phức hợp như bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái và tìm kiếm giải pháp tích cực lâu dài. Kết quả đánh giá về Soul City cho thấy rằng đã tạo được thay đổi thực tế. Ví dụ, thông qua Soul City dịch vụ tư vấn điện thoại trong nước đã được đông đảo người dân biết tới, nạn nhân/người sống sót trong các vụ bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái đã tự nguyện yêu cầu giúp đỡi, họ hàng của các nạn nhân sẵn sàng giúp đỡ nạn nhân. Đa phần những người trả lời khảo sát điều tra của chương trình Soul City có khuynh hướng nhận thức rằng bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng chuẩn mực xã hội hiện dung túng cho bạo lực gia đình vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi rõ nét (Heise, 2011). Kết quả trên cho thấy, vận dụng truyền thông giáo dục giải trí, chương trình Soul City đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp tới đông đảo khán thính giả, và để thay đổ thái độ/hành động của công chúng thì cần có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương.

Truy cập trang website sau để xem thêm các thông tin chi tiết về sáng kiến trên: http://www.soulcity.org.za/projects/soul-city-series

Nếu khả năng thực hiện sáng kiến giáo dục giải trí hoặc vấn đề mua nội dung phát sinh, cần sử dụng phương pháp thay thế.

Ví dụ, độc lập chế tác nội dung thông qua dịch vụ stream- ing, hoặc có thể sử dụng radio hoặc sân khấu cộng đồng. Sân khấu phim truyền hình cộng đồng hoặc sân khấu đại

tài nguyên. Có thể tiếp cận với truyền thông ở lập trường người tiêu dùng thay vì nhà sản xuất. Đã có minh chứng về việc phim truyền hình cộng đồng nhấn mạnh một cách hiệu quả các vấn đề nổi cộm như bình đẳng giới, bạo lực đối với phụ nữ/trẻ em gái. Phương pháp này kết hợp các vấn đề xã hội với sản phẩm của truyền thông, giới thiệu và hỗ trợ đào tạo những người có chủ chương thay đổi trong

Các bé gái không phải là cô dâu – Bài học từ giáo dục giải trí (Girls Not Brides – Lessons from Edutainment)

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)