Cũng giống như các cơ quan tổ chức khác, các cơ quan truyền thông cũng cần đổi mới cơ cấu tổ chức, điều hành và thông lệ thì mới có thể góp phần nâng cao giá trị bình đẳng giới, không phân biệt đối xử,

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 40 - 41)

điều hành và thông lệ thì mới có thể góp phần nâng cao giá trị bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, không bạo lực. Để đạt được mục tiêu này cần tăng cường năng lực nội bộ thông qua đa dạng các chiến lược. Thực tế đã cho thấy khi một tổ chức truyền thông có cơ cấu nam nữ đồng đều thì nội dung truyền thông do tổ chức đó sản xuất cũng có sự cân đối và có nhiều nội dung được phản ánh từ góc nhìn của người phụ nữ (Nghị viện Châu Âu, năm 2018). Khía cạnh này cho thấy, một tổ chức truyền thông bình đẳng giới vừa có thể đạt được quyền lợi của thành viên trong nội bộ tổ chức vừa là kênh gây ảnh hưởng quan trọng tới nội dung hình thành chuẩn mực xã hội, quan niệm phiến diện và định kiến.

Muốn tăng cường năng lực cần phải có phương pháp tiếp cận toàn diện mang tính tổ chức. Điều này có nghĩa là cần phải cân nhắc về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử trên mọi lĩnh vực hệ thống, cơ cấu, tuyển dụng nhân viên và nội dung chương trình trong nội bộ tổ chức truyền thông. Cụ thể là thực hiện đánh giá giới và thanh tra giới của tổ chức; Phát triển/Sửa đổi tiêu chuẩn và chính sách; Tăng cường cơ chế tuyển dụng và quyết định cân đối giới tính; Liên tục cung cấp các chương trình đào tạo cho nhân viên truyền thông; Bảo vệ an toàn cho nhà báo nữ và các nhà vận động nhân quyền nữ trước những chuẩn mực xã hội về giới tính, bản sắc, động lực quyền lực. Để đạt được điều này cần liên tục nỗ lực và có tầm nhìn lâu dài.

5.1 Quy chế hóa và đánh giá

Để hợp tác với truyền thông trước hết cần phải đồ thị hóa các tổ chức truyền thông (cơ quan và kênh) hiện có. Qua đây có thể tìm được kênh truyền thông hữu dụng (Ví dụ như kênh in ấn, vô tuyến truyền hình, phát thanh, các kênh trực tuyến). Ví như tỷ lệ tiếp cận và sử dụng truyền thông của từng nhóm dân số; Triết lý và phương pháp tiếp cận thông tin/communication của truyền thông; Đặc trưng của nội dung truyền thông phát triển và truyền phát; Chức năng và cơ cấu của tổ chức truyền thông(như người kết nối

trung gian giữa tòa soạn báo quốc gia và internet); Khung pháp lý áp dụng cho tổ chức truyền thông(như khung qui chế áp dụng cơ quan truyền thông công cộng hoặc cơ quan truyền thông cá nhân); Có thể tìm hiểu thông tin quyết tâm/nỗ lực vươn tới bình đẳng giới trong nội bộ tổ chức của lãnh đạo tổ chức truyền thông.

Đồ thị hóa sẽ giúp cho việc tìm hiểu cần phải tìm tới đối tác truyền thông nào cho mục đích gì: Ví dụ, dễ dàng tìm thấy đối tác có thể hợp tác tốt nhất khi muốn đạt mục tiêu các chiến dịch vận động nhằm hỗ trợ thay đổi qui chế, thành lập mạng lưới, đạt kết quả đặc thù (như thay đổi chính sách/luật pháp; Huy động cộng đồng địa phương nhằm thay đổi chuẩn mực xã hội …). Các tổ chức truyền thông quyết tâm thay đổi toàn diện cần phải nghiêm túc thực hiện đánh giá giới và thanh tra giới trong nội bộ. Việc thanh tra giới giúp tìm hiểu ưu điểm, chỗ hổng, bài toán thử thách, yếu tố cơ hội trong toàn bộ chính sách, hệ thống, thông lệ của tổ chức truyền thông. Thông tin được thu thập có vai trò như một căn cứ cơ sở(baseline) cho thấy những điểm mạnh điểm yếu và những lĩnh vực cần cải thiện của tổ chức, qua đây có thể theo dõi những bước tiến triển theo thời gian(Viện thanh tra giới về bình đẳng giới Châu Âu) (European Institute for Gender Equality Gender Audit).

Công cụ thanh tra, đánh giá và phân tích giới:

Công cụ phân tích khoảng cách tăng cường năng lực người phụ nữ (Women’s Empowerment Principles GAPS Analysis Tool) - https://weps-gapanalysis.org/ Sổ tay hướng dẫn thanh tra giới (A manual for gender

audit facilitators): Phương pháp thanh tra giới có sự tham gia của tổ chức lao động quốc tế (The ILO partici- patory gender audit methodology) (xuất bản lần 2) - http://www.ilo.org/gender/Informationresources/ WCMS_187411/lang--en/ index.htm

Sổ tay thanh tra giới (The Gender Audit Handbook) Công cụ tự đánh giá và đổi mới tổ chức (A Tool for Organizational Self-Assessment and Transformation) - https://www.interaction.org/sites/default/files/ Gender%20Audit%20 Handbook%202010%20Copy. pdf

Chỉ số nhận thức giới trong truyền thông của UNES- CO (UNESCO’s Gender-Sensitive Indicators for Media (GSIM)) - http://www.unesco.org/new/en/commu- nication-and-information/resources/publications- and-communication-materials/publications/full-list/ gender-sensitive-indicators-for-media-framework- of-indicators-to-gauge-gendersensitivity-in-media- operations-and-content/

Một phần của tài liệu ap-Media-Interior-Handbook-Vietnamese (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)