Các sản phẩm của du lịch

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TP. HCM (Trang 34 - 40)

8. Bố cục của luận văn thạc sĩ.

1.2.2.Các sản phẩm của du lịch

Nhằm làm rõ và định hình các sản phẩm du lịch cho phù hợp với nội dung của bài luận văn này thì cần tìm hiểu về khái niệm sản phẩm du lịch là gì? Và một số đặc tính của sản phẩm du lịch.

“Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất

kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.” Theo Giáo trình Tổng quan Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, NXB Hà Nội, 2005.

Như vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch sẽ bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách. Hoặc cũng có thể hiểu là các hàng hóa, dịch vụ và tiện nghi phục vụ cho khách du lịch.

Sản phẩm du lịch sở hữu bốn đặc điểm, cụ thể:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa.

- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.

- Tính mau hư hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…

Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một số đặc tính khác như sau: - Không nhận thức một cách tường minh

- Không tách rời: quá trình sản xuất phục vụ và quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời trong cùng một không gian và thời gian. Sản phẩm du lịch không thể tách rời khỏi nguồn gốc tạo ra dịch vụ.

- Không chuyển giao sở hữu, chuyển giao sử dụng: Sản phẩm du lịch chỉ thực hiện quyền sử dụng mà không thực hiện quyền sở hữu.

Đồng thời, cũng theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố cấu thành: Tài nguyên; Hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Dịch vụ, quản lý và hình ảnh”. Vì vậy, có thể phân chia sản phẩm du lịch theo các định hướng như sơ đồ số….

Sơ đồ 1. 1 Mô tả sản phẩm du lịch đặc trưng

Bảng 1. 3 Các sản phẩm kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

TT Hạng mục Giải nghĩa

1 Dịch vụ vận chuyển du lịch

Nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc thường xuyên. Vì vậy, du lịch gắn liền với sự di chuyển và vận chuyển khách du lịch. Vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao thông vận tải càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch càng phát triển.

2 Dịch vụ lưu trú

Các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu về ở trọ của con người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình. Căn cứ và nhu cầu và khả năng thanh toán của con người nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các hạng loại, nhà

Sản phẩm du lịch Vật thể Tài nguyên du lịch Thiên tạo Nhân tạo Hạ tầng du lịch Cơ sở VCKT du lịch Phi vật thể Dịch vụ Quản lý Hình ảnh

khách, nhà nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt thự, bungalows, bãi cắm trại..v.v.

3 Dịch vụ ăn uống

Ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu sinh lý của con người tồn tại, mà còn thể hiện nền văn hoá mỗi dân tộc, nên được gọi là “văn hoá ẩm thực”. Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch là tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, nền văn hoá dân tộc thông qua các món ăn dân tộc.

4 Dịch vụ lữ hành hoặc Đại lý du lịch

Lữ hành bản chất của nó chính là hoạt động của

đại lý du lịch gồm:

Các hoạt động liên quan đến việc nhận dịch vụ vận chuyển khách với tư cách làm đại lý cho các cơ sở vận chuyển, dịch vụ đăng ký chỗ ở, ăn trong khách sạn với tư cách làm đại lý cho các cơ sở ngành khách sạn, làm dịch vụ thu xếp các yêu cầu của khách (lữ khách). Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch trên cơ sở tổng hợp các dịch vụ đại lý nói trên và trên cơ sở yêu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch có thể với giá trọn gói và giá của từng dịch vụ. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chương trình du lịch. Dịch vụ đưa, đón khách, dịch vụ hướng dẫn du lịch. Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến việc đi lại của khách như: thủ tục về hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, mua vé vận chuyển, mua bảo hiểm, đăng ký chỗ ở khách sạn, ăn ở nhà hàng...

5 Dịch vụ thương mại

Ngoài nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá thiết yếu hàng ngày và hàng lưu niệm trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của khách du lịch. Chính vì vậy, các cơ sở kinh doanh thương mại (như siêu thị, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ...) đã trở thành những điểm tham quan du lịch đồng thời đáp ứng nhu cầu về mua sắm của khách du lịch.

6 Dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có tổ chức các dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh như: Massage, Spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng ngâm bùn, chữa bệnh bằng thuốc dân tộc, bằng chế độ ăn, uống... nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là một xu hướng kinh doanh có rất nhiều triển vọng trong tương lai.

7 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thăm quan

Tổ chức đưa khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc văn hoá, tôn giáo, ở các công viên, sở thú, vườn bách thảo, viện bảo tàng, lễ hội dân gian, làng quê, làng nghề, nơi danh lam thắng cảnh, các vùng sinh thái tự nhiên hấp dẫn ...là một hoạt động cơ bản và cốt lõi của du lịch.

8 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí

Hoạt động giải trí cho con người trong xã hội nói chung và cho khách du lịch nói riêng ở các nước phát triển đã trở thành ngành công nghiệp giải trí. (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa 2004).

Trong thực tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều mảng dịch vụ khác nhau. Ví dụ, công ty Vietravel có nhóm ngành hàng kinh doanh Lữ hành, Lưu trú, Vận chuyển hành khách. Công ty Saigontourist có kinh doanh Lữ hành, Lưu trú, Vận chuyển, khu du lịch, nhà hàng, đào tạo nguồn nhân lực, xuất nhập khẩu, xây dựng.

Vì vậy, Học viên chọn ra năm đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại Tp HCM chiếm hơn 10% trên tổng số doanh thu của toàn ngành du lịch Tp. HCM để thực hiện nghiên cứu khảo sát điển hình tại Tp. HCM. Danh sách theo bảng bên dưới.

Bảng 1. 4 Các đơn vị thực hiện nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ ĐVT: 1,000,000 (đ) TT Thương hiệu 2020 2019 2018 1 Vietravel 900,603 6,785,269 6,667,362 2 Saigontourist 1,224 5,000,684 4,570,009 3 Bến Thành Tourist 66,665 982,617 899,875 4 TTC Hospitality 63,911 914,000 919,000 5 Fiditour 500,000 62,000

I Tổng doanh thu từ 5 đơn vị kinh

doanh 1,032,403 13,682,570 13,056,245 II Tổng doanh thu từ du lịch Tp. HCM 10,300,00 0 140,017,00 0 138,663,00 0 III Tỷ trọng (05 đơn vị/ tổng thu du

lịch) 10% 10% 9%

Bảng 1. 5 Các loại hình kinh doanh của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch được chọn nghiên cứu

TT Thương hiệu Loại hình kinh doanh

Lưu trú Vận chuyển Lữ hành Khu vui chơi Ẩm thực Khác

1 Vietravel v v v

2 Saigontourist v v v v v

3 Bến Thành Tourist v

4 TTC Hospitality v v v v

5 Fiditour v

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TP. HCM (Trang 34 - 40)